Trang chủ Phật giáo Thuần chay Nâng tầm văn hóa ẩm thực chay Tây Ninh thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Thuần chay

Nâng tầm văn hóa ẩm thực chay Tây Ninh thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chia sẻ
Nâng tầm văn hóa ẩm thực chay Tây Ninh thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Chia sẻ

Văn hóa ẩm thực chay Tây Ninh rất riêng, phong phú và đa dạng

Tây Ninh có 04 tôn giáo chính: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Cao đài giáo. Hiện Tây Ninh có hơn 127 chùa, tịnh xá. Các chùa cúng chay quanh năm. Người theo đạo Phật thường ăn chay vào ngày 30, mùng 1, 14, 15 Âm lịch hàng tháng. Tây Ninh còn được được xem là cái nôi của đạo Cao Đài, ăn chay là một trong những điều lệ đối với tín đồ Cao Đài; họ ăn chay mỗi tháng 10 ngày (hay còn gọi là Thập trường), vào các ngày Âm lịch: mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 (nếu tháng thiếu ăn chay thêm ngày 27).

Như vậy, tôn giáo, tín ngưỡng của người dân Tây Ninh đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành nét văn hóa ẩm thực chay rất riêng, phong phú và đa dạng. Trong nghệ thuật chế biến các món chay của Phật giáo và Cao Đài giáo có những chi tiết khác biệt, như: quá trình khử mùi và làm thơm các món ăn, những nghệ nhân chế biến các món chay thuộc Cao Đài giáo đã sử dụng hành, tỏi; đối với Phật giáo thì không được dùng các gia vị này; kỹ năng, tay nghề của nghệ nhân nấu món chay đạo Cao Đài được đánh giá cao với hình tượng các con vật như: chim phượng hoàng, gà, cá, tôm, thịt heo quay… trình bày công phu, đẹp mắt; các món chay của người theo đạo Phật thường giản dị trong cách trưng bày và chế biến.

Lan tỏa vào dòng ẩm thực dân gian

Các món chay ở Tây Ninh đã tồn tại lâu đời. Nghệ thuật chế biến các món chay ở Tây Ninh không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ của các tôn giáo Cao Đài, Phật giáo mà còn lan tỏa và hòa lẫn vào dòng ẩm thực dân gian, tạo nên nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực vùng đất Tây Ninh; tô điểm thêm nhiều sắc thái cho đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư nơi đây.

Người dân Tây Ninh từ thời khẩn hoang đã gắn bó và quen với lối sống ở rừng nên họ thành thạo trong việc tìm kiếm, sử dụng sản vật của rừng chế biến món chay như: măng, nhất là măng le, để nấu canh măng rừng và rau tập tàng vườn nhà; măng chua nấu canh, trộn gỏi; măng luộc…; các loại nấm, đặc biệt là nấm mối, nấm mèo và nấm tràm dùng để kho, nấu canh, nấu cháo (ăn với rau đắng) tạo vị ngọt thay cho thịt. Cháo chay là một trong những món thể hiện nghệ thuật ẩm thực chay Tây Ninh, vừa phong phú về sắc màu của các nguyên liệu, vừa có tác dụng cân bằng âm dương (ngọt – đắng, hàn – nhiệt), bổ dưỡng.

Rau rừng Tây Ninh rất phong phú về chủng loại và có đủ các vị (ngọt, đắng, chát, chua, cay), đủ các màu sắc (xanh, đỏ, trắng, tím, nâu…) kết hợp hài hoà với nhau. Rau rừng có thể dùng với bánh tráng phơi sương nổi tiếng của Trảng Bàng; với bánh xèo, bánh khọt chay (chế biến với măng rừng, giá đỗ, đậu xanh, nấm…) hay dùng như món rau sống trong bữa ăn hằng ngày. Các loại sản vật khác như lá bứa, lá giang (dùng để nấu canh chua) hay trái điều (nấu canh chua, kho với đậu hủ, làm mắm điều chay…) trái cà na, trái trám… đều có thể chế biến thành món chay.

Sản vật của sông thì có rau nhút, rau dừa, đọt lục bình non, bông điên điển, sen, súng… làm gỏi hoặc nấu canh chua cùng trái bần mọc ven sông. Sen làm những món chay, đặc biệt là cơm ngũ sắc (cơm hạt sen) với nguyên liệu chính là hạt sen – nước dừa, cơm được gói trong lá sen và trưng bày trên đĩa với hoa sen. Cạnh các bờ sông, ven suối còn có rất nhiều loại rau như: rau chiếc, rau sơn, rau lụa, so đũa, quả bình bát… dùng để chế biến rất nhiều món chay. Ðặc biệt nhất là rau móp sông chỉ có ở vùng đất Trảng Bàng; rau này sau khi làm chua, chế biến thành món gỏi ăn với cơm và tàu hủ kho.

Hiện nay, số người ăn chay ở Tây Ninh rất đông. Thực phẩm địa phương để chế biến các món chay rất phong phú, từ các sản vật đặc trưng đến các thực phẩm thông thường như: đậu hũ, đậu hũ ki non, nấm rơm, nấm đông cô, nấm bào ngư, nấm dai, bắp chuối, trái chuối, các lọai khoai, bột mì, bột gạo, các lọai rau cải, quả, muối, nước tương, các loại rau nêm và các gia vị khác… Từ việc ăn chay thường xuyên, người Tây Ninh đã sáng tạo, biến tấu những món rau, củ, quả trong vườn nhà trở thành những món chay giản đơn nhưng cực kỳ hấp dẫn, lạ miệng. Các nghệ nhân ẩm thực chay có thể sáng tạo và trình bày món ăn thành các tác phẩm nghệ thuật.

(Theo Hồ sơ tư liệu, Cục Di sản văn hóa) 

Bài viết cùng chuyên mục
Tin vui cho người ăn chay: Đậu hũ – vị thuốc tốt cho huyết áp, tim mạch…
Thuần chay

Tin vui cho người ăn chay: Đậu hũ – vị thuốc tốt cho huyết áp, tim mạch…

“Thịt thực vật” là dược phẩm nổi tiếngThS Hoàng Khánh Toàn –...

Cách làm nấm rơm kho đậu hũ bổ dưỡng và vô cùng đơn giản
Thuần chay

Cách làm nấm rơm kho đậu hũ bổ dưỡng và vô cùng đơn giản

1. Nguyên liệu làm nấm rơm kho đậu hũ Nấm rơm: 500g...

Chiến binh La Mã ăn chay để khỏe
Thuần chay

Chiến binh La Mã ăn chay để khỏe

Khi bị giết, con vật không bao giờ tình nguyện, thường sợ...

Đồ chay Việt vào siêu thị Mỹ
Thuần chay

Đồ chay Việt vào siêu thị Mỹ

Xu thế tiêu dùng giảm sản phẩm từ động vật, tăng sản...

Tại sao ăn chay cũng bị gan nhiễm mỡ?
Thuần chay

Tại sao ăn chay cũng bị gan nhiễm mỡ?

Nguyên nhân khiến gan nhiễm mỡ thường chia thành hai nhóm lớn...

Ăn chay giúp tôi tìm lại bình an trong nội tại
Thuần chay

Ăn chay giúp tôi tìm lại bình an trong nội tại

Ăn chay không chỉ là một chế độ dinh dưỡng mới mẻ,...

Sức hấp dẫn của ăn chay
Thuần chay

Sức hấp dẫn của ăn chay

Ăn chay là một cách cân bằng và lành mạnh sẽ giúp cơ...

MC Đại Nghĩa: Ăn chay mà gọi món chay như món mặn là tâm chưa thành?
Thuần chay

MC Đại Nghĩa: Ăn chay mà gọi món chay như món mặn là tâm chưa thành?

MC – diễn viên Đại Nghĩa là khách mời trong tập mới...