Phật học

Nâng niu sự sống…

Chia sẻ
Nâng niu sự sống…
Chia sẻ

Hết hạn sử dụng thì sử dụng không được nữa, còn nếu biết hết hạn mà vẫn sử dụng thì đương nhiên dễ xảy ra vấn đề, lợi bất cập hại. Nhất là trong ăn uống, dễ dẫn tới ngộ độc thực phẩm hoặc gây ra bệnh tật về lâu về dài nếu mãi dùng đồ quá date (hết hạn sử dụng).

Nhưng, còn hạn sử dụng thì sao? Thì cũng sử dụng một cách vừa phải, đúng công suất, khả năng của từng người, từng món đồ, nếu không thì nhanh chóng… banh chành, rơi ốc vít, bong tróc, hư hại, bệnh tật.

Đôi khi, ta cứ nghĩ bản thân mình có “hạn sử dụng” lâu dài, theo kiểu “trăm năm” hay “sáu mươi năm cuộc đời” nên lúc trẻ ta thừa sức ăn chơi, thừa thắng xông lên, áp đảo những ai yếu thế hơn mình, theo phương châm “mạnh được yếu thua” nên đến khi “sụm xuống” mới ân hận. Lắm lúc muộn mằn, vì “mồ xanh lắm kẻ tuổi còn xuân”. Cái gì cũng có chừng mực, biết đủ thì đủ, biết dừng đúng lúc thì sẽ còn an toàn, còn an vui, còn có thể quay đầu thấy bờ, không thì “thăm thẳm chiều trôi”, muốn làm lại âu phải đợi kiếp sau.

Mà, kiếp sau chắc chi đã được làm người, bởi làm người khó lắm đó đa. Thế nên, cẩn trọng trong từng ý nghĩ, lời nói, hành động để làm người cho tử tế.

Có một mệnh đề chắc bắp thế này: là người ai cũng phải chết. Thế nên, có sợ cũng phải đến lúc bước vào cửa tử, thân hoại mạng chung. Nên, thay vì sợ chết thì hãy sống cho tốt, để chết là một sự ra đi nhẹ nhàng, như thay một chiếc áo cũ vậy.

Chiếc áo tứ đại theo thời gian đã rệu rã, thiếu liên kết chặt chẽ, nhăn, xấu… nên thay áo mới để đi tốt hơn. Nếu đã sống trọn vẹn, sống đúng chức phận làm người, biết lánh dữ, làm lành thì sẽ nhận diện điều đó một cách rất dễ, thong dong, thảnh thơi tiến bước. Không thì hơi căng, vì nghĩ rằng chết là hết, là “tiêu tán đường” nên cứ thế nơm nớp, cứ thế mà hoang phí mọi thứ, thậm chí còn hại người, hại đời, gieo rắc thương đau…

Hãy nâng niu sự sống! Nâng niu nghĩa là biết tôn trọng và biết sống thật thà để không phải hối tiếc, đau thương. Đấy là một lời khuyên dành cho những ai đang sống, nhất là tuổi trẻ, khi “hạn sử dụng” (tạm xem) là tương đối dài, nếu không có những bất trắc xảy ra. Thêm nữa, đừng để hết hạn sử dụng rồi mới ngậm ngùi, giá mà hay giá như, cũng như đừng xài quá công suất kẻo banh ta-lông rồi thì có hối cũng chẳng kịp, nghen!

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...