Trang chủ Kiến Thức Kỹ năng Năm nguyên tắc khi đàm phán lương bổng
Kỹ năng

Năm nguyên tắc khi đàm phán lương bổng

Chia sẻ
Năm nguyên tắc khi đàm phán lương bổng
Chia sẻ

 

 

Lương là một trong những yếu tố quan trọng quyết định công việc cũng đời sống của bạn. Vì vậy, hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi đàm phán với nhà tuyển dụng để có thể đạt được mức lương lý tưởng nhất mà vẫn không làm mếch lòng các sếp.

 

 

Tránh nói đến tiền bạc ngay khi người phỏng vấn vừa nêu ra vấn đề này

Trong vòng sơ tuyển, phòng nhân sự có thể yêu cầu bạn đưa ra một con số chính xác về mức lương trước đây hay mức lương mong muốn của bạn. Đừng trả lời thẳng mà hãy lịch sự, yêu cầu thời gian suy nghĩ, đặt lại cho họ một vài câu hỏi ngược liên quan đến vấn đề tiền lương.

Đừng nên đưa ra một con số cụ thể. Thay vào đó là câu nói: “Tôi muốn có mức lương phù hợp với kinh nghiệm và khả năng của tôi”.

Hãy để công ty đề xuất về lương trước

Trong mọi trường hợp, đừng đả động gì về lương cho đến khi việc thoả thuận tiến xa và khả năng nhận được công việc là chắc chắn. Trong vòng phỏng vấn đầu không nên đề cập ngay đến vấn đề tài chính. Hãy để đến khi bạn đã thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng bạn là người tốt nhất cho công việc thì lúc đó hãy bàn về vấn đề lương.

Hoặc bạn có thể trả lời: “Có lẽ trước khi bàn về lương của tôi, tôi muốn biết một chút về mức lương của công ty của vị trí này”.

Biết được mức lương tối thiểu của mình

Bạn cần biết mức lương thấp nhất mà mình sẽ nhận được khi được nhận vào công ty vì đây là một trong những điều quyết định bước ngoặt trong công việc của bạn. Hãy bắt đầu với những câu gợi ý như: “Với một công việc như vậy, ông nghĩ nên trả bao nhiêu thì xứng đáng?” hoặc: “Tôi hoàn toàn không thể làm việc ở vị trí này với mức lương dưới (…)”.

Luôn nói mức lương dao động

Bí quyết này sẽ tạo cho nhà tuyển dụng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn khi quyết định mức lương của bạn. Tuy nhiên, đừng nói mức dao động quá nhỏ, kiểu như “Tôi có thể chấp nhận mức từ 800.000 đến 3 triệu đồng”. Nhà tuyển dụng ngay lập tức sẽ nghĩ rằng họ có thể làm hài lòng bạn với khoản tiền 900.000 đồng/tháng.

Đừng tỏ ra quá khiêm tốn khi đưa ra mức lương mong muốn

Nếu nhà tuyển dụng vẫn yêu cầu bạn đưa ra mức lương mong muốn, bạn đừng đưa ra mức quá thấp. Như thế, họ có thể sẽ nghi ngờ năng lực làm việc của bạn. Hãy đưa ra mức lương tương đối khá sau khi đã chứng minh cho nhà tuyển dụng biết bạn là người phù hợp nhất với vị trí công việc đó. Như thế, họ sẽ đánh giá cao khả năng làm việc của bạn mà bạn lại đạt được mức lương mong muốn.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Sao tử vi :

  • Tuyển dụng nhân viên Marketing
  • Tuyển dụng nhân viên SEO
  • Tuyển dụng nhân viên tiếp thị
Bài viết cùng chuyên mục
Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ năng

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp

Trong thời đại toàn cầu hóa, tiếng Anh không chỉ là ngôn...

Kỹ năng

Mặt mũi nào chưa đánh đã thua, phải không? Điều đáng nhớ ngày đầu sự nghiệp

Những ngày nóng nhất Sài Gòn này, con người ai cũng vội...

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên
Kỹ năng

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên

Supervisor là gì? Các Supervisor thường làm việc trong nhiều lĩnh vực...

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc
Kỹ năng

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc

Deadline là gì? Deadline có thể là một ngày, một giờ cụ...

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm
Kỹ năng

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm

Trách nhiệm là gì? Trách nhiệm sẽ luôn là một gánh nặng...

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế
Kỹ năng

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế

Elearning là gì? Hiện nay, trải nghiệm học tập điện tử đã...

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính
Kỹ năng

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính

Thặng dư thương mại là gì? Ví dụ: Nếu Việt Nam xuất...

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Kỹ năng

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 Forces là gì? Bằng cách phân tích các yếu...