Trang chủ Phật giáo Phật học Một cách bảo vệ chánh Pháp
Phật học

Một cách bảo vệ chánh Pháp

Chia sẻ
Một cách bảo vệ chánh Pháp
Chia sẻ

“Tâm vững vàng an ổn như núi thì không gì lay chuyển được”

Phúc đáp: 

Chánh pháp mà đức Phật đã đích thân giác ngộ và truyền dạy vốn là chân lý.

Mà đã là chân lý thì mãi mãi là chân lý, không ai có thể thay đổi được.

Nói đơn giản, chân lý là sự thật về con người, về cuộc đời, về thế giới.

Sự thật thì muôn đời vốn là sự thật không bị không gian, thời gian chi phối, tác động.

Thực tế hơn 2500 năm nay, dù trải qua bao thăng trầm và sự tàn phá của thời gian nhưng đức Phật và chân lý của Ngài ngày càng tỏa sáng.

Ở Việt Nam ta, Phật giáo đã trải qua hơn 2000 năm với nhiều biến động nhưng càng ngày ánh sáng Phật giáo càng chiếu soi toả rạng khắp nơi. 

Cho nên thực tế đã chứng minh giá trị, vai trò, sức sống của Phật giáo là bất diệt, kể cả trong những bối cảnh khắc nghiệt nhất. 

Xưa nay chưa ai có khả năng chỉ trích, phản biện chân lý mà đức Phật đã giác ngộ.

Cho nên chúng tôi nghĩ rằng chỉ cần ngày nào những người con Phật biết sống thực hành theo lời dạy của đức Phật lấy phát triển trí tuệ từ bi làm thành tựu; lấy cứu giúp bá tánh chúng sanh làm bổn phận thì Phật pháp sẽ trường tồn miên viễn. 

Người Phật tử, người lương thiện không nên vì một số trường hợp chưa đúng pháp của một số vị Tăng Ni, chùa chiền mà bị dao động, buồn phiền, mất đi tín tâm.

Đạo Phật là đạo sự thật, chúng ta sáng suốt nhận ra và khắc phục những mặt còn tồn tại trong Phật giáo hiện nay.

Và chắc rằng không thể chỉ vì một số đối tượng cố ý bôi nhọ, phỉ báng với động cơ không trong sáng mà dắt mũi được nhiều người tin theo. Cả những người nhân danh Phật tử, Phật giáo mà có ác tâm phá hoại chánh pháp của Như Lai. 

Mong đồng bào Phật tử, nhất là cư sĩ hãy chánh niệm, sáng suốt để không bị thối tâm trong chánh pháp của Như Lai.

Vững tâm bền chí đi theo cơn đường cao thượng, lý tưởng và ý nghĩa mà đức Phật đã đi.

Nguyện Long Thiên Hộ Pháp thời hiện đại hiển đại oai thần tồi tà phụ chánh, để chánh pháp được xiển dương lợi lạc hữu tình.

Chân lý Phật

Đúng muôn đời

Thể như kim cương

Không gì phá hủy

Chân chánh pháp

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...