Trang chủ Phật giáo Phật học May mắn không tự ngẫu nhiên mà đến
Phật học

May mắn không tự ngẫu nhiên mà đến

Chia sẻ
May mắn không tự ngẫu nhiên mà đến
Chia sẻ

Có người đi đến đâu cũng được ân cần tiếp đón vì nhiều kiếp xưa họ cũng đã từng phụng sự mọi người và nếu may mắn họ phụng sự đúng bậc thánh thì nhiều đời sinh ra đều có quyền cao chức trọng. 

Có người vô tình trúng số độc đắc cũng phải do họ đã từng bất ngờ bố thí số tiền lớn ở kiếp quá khứ. Có người khỏe mạnh cũng phải là người đã đem sức khỏe của mình ra phụng sự cộng đồng ở những kiếp xưa. 

Có người có sắc đẹp cũng phải do họ đã từng là người làm đẹp cho người khác (cho bậc Thánh), từng khen những điều tốt đẹp của người khác, từng có những đạo đức cao đẹp ở những kiếp xưa..

Nên ta hiểu rằng: “May mắn không tự ngẫu nhiên mà đến, may mắn nào cũng đều bắt đầu từ nhân quả, từ những thiện nghiệp ở quá khứ”.

Có 3 điều tạo ra may mắn:

1. May mắn không thể mua bán được

Không ai có thể bán sự may mắn của mình. Và may mắn cũng không thể nào mua từ bất kỳ ai. May mắn phải do chính người đó tạo ra. Đừng tin vào những ai đang cố bán hay truyền nó cho bạn

2. Biết chia sẻ, giúp đỡ người khác

Tìm kiếm những điều kiện tạo nên sự may mắn không có nghĩa là chỉ nhằm vào lợi ích của riêng mình. Khi bạn cho đi nghĩa là bạn đang nhận về. Vừa tìm kiếm để tạo ra những điều kiện của may mắn vừa biết chia sẻ, giúp đỡ người khác sẽ khiến cho may mắn đến với bạn nhanh hơn.

3. Mạnh dạn thay đổi để tạo điều kiện tốt hơn 

Nếu bây giờ bạn không may mắn thì rất có thể là vì bạn đang duy trì những điều kiện, môi trường cũ sẵn có. Để có được may mắn, bạn không nên chần chừ, phải cải tạo vân mệnh của chính bạn bằng cách thực hành các việc thiện, giúp đỡ tha nhân, ”trở thành sự may mắn cho người khác”(trong khả năng mà bạn có thể), điều đó chính là bạn đang tạo ra những điều kiện may mắn xuất hiện trong đời mình vào một ngày đẹp trời.

Trích bài giảng “Những điều may mắn trong đời”

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...