Thất nghiệp là một trong những vấn đề lớn, diễn ra phổ biến mà rất nhiều người dân đang gặp phải. Khi thất nghiệp, người dân luôn mong muốn tìm kiếm được công việc mới. Một trong những biện pháp hỗ trợ tìm việc làm cho cá nhân, đó là họ thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng.
1. Mẫu thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THÔNG BÁO VỀ VIỆC TÌM KIẾM VIỆC LÀM
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ:…….
Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm……
Tên tôi là:……… sinh ngày ……… /………. /………
Số CMND/CCCD :……..
Ngày cấp: ….…/……../….…. nơi cấp:…….
Chỗ ở hiện nay:………
Số điện thoại :………
Theo Quyết định số……… ngày………/……../……… tôi được hưởng trợ cấp thất nghiệp……tháng, kể từ ngày………/………/……….. đến ngày……../………/………… tại tỉnh/thành phố………
Tôi thông báo kết quả tìm kiếm việc làm theo quy định, cụ thể như sau:
(1) Đơn vị thứ nhất
(2) Đơn vị thứ hai …….
(…) Tên đơn vị thứ (…): ……..
Tình trạng việc làm hiện nay:
o Không có việc làm. Công việc muốn tìm:……….
o Có việc làm nhưng chưa giao kết HĐLĐ/HĐLV
Tình trạng khác
Tôi cam đoan nội dung ghi trên là đúng sự thật, nếu sai tôi chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật./.
Người thông báo
2. Hướng dẫn điền thông báo tìm kiếm việc làm:
Thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng cần điền như sau:
– Ghi rõ tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ bao nhiêu theo đúng thực tế;
– Ghi rõ tên Trung tâm dịch vụ việc làm đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Ghi rõ đầy đủ thông tin cá nhân mà mẫu yêu cầu gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại liên hệ, nơi cư trú,….
– Ghi rõ thông tin quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Ghi rõ theo thông tin các đơn vị đã gửi thông tin xin việc (nếu có).
3. Vấn đề tìm kiếm việc làm hàng tháng hiện nay:
– Hiện nay, số lượng người lao động không có việc làm tương đối lớn. Vì nhiều lý do khác nhau, họ không có việc làm. Để có thể tìm kiếm việc làm, các đối tượng này thường sử dụng phương thức thông báo đến trung tâm dịch vụ việc làm về việc tìm kiếm việc làm. Đặc biệt, trong giai đoạn bùng dịch covid 19 trở lại đây, số lượng người lao động thất nghiệp tương đối lớn. Họ không tìm kiếm được việc làm sau khi chấm dứt hợp động lao động với công ty, doanh nghiệp cũ. Điều này ảnh hưởng đến lợi ích, nhu cầu sống của người dân cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà.
Khoản 1 Điều 52 Luật Việc làm 2013 quy định rõ trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh hoặc trường hợp bất khả kháng
– Căn cứ theo khoản 4 Điều 10 Thông tư 28/2015/NĐ-CP, ngày người lao động thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm được ghi cụ thể trong phụ lục quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động như sau:
+ Ngày của tháng thứ nhất hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo phiếu hẹn trả kết quả;
+ Từ tháng thứ hai trở đi người lao động thực hiện ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, theo quy định cảu pháp luật, trong khoảng thời gian này, người lao động phải tiến hành thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, có những trường hợp mà cá nhân nằm đó không cần phải thực hiện làm đơn thông báo tìm kiếm việc làm. Cụ thể như sau: Cá nhân là nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên; Người lao động được xác định thuộc danh mục bệnh phải điều trị dài ngày; Cá nhân đang thực hiện nghỉ hưởng chế độ thai sản; cá nhân đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; cá nhân thực hiện hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
– Việc thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng giúp người dân đang trong tình trạng thất nghiệp có thể tìm kiếm được việc làm. Cùng với đó, nó góp phần giải quyết vấn đề giải tỏa, phân bố việc làm không đồng đều ở nước ta.
– Tìm việc làm là nhu cầu khách quan, cần thiết của người lao động. Cá nhân khi đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật phải tiến hành làm việc để sản xuất, phục vụ nhu cầu sống của bản thân bằng nguồn thu nhập kiếm được từ làm việc. Có lao động, con người mới có thu nhập. Chỉ khi có thu nhập, con người mới có khả năng đáp ứng các nhu cầu sống của bản thân và gia đình. Các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp công ty sẽ tiến hành trả thù lao tương đương với giá trị lao động mà người đó tạo ra trong quá trình lao động. Không lao động, cá nhân sẽ không có thu nhập để duy trì cuộc sống. Vậy nên, hoạt động tìm kiếm việc làm là công việc cần thiết, quan trọng đối với sự vận động, phát triển của cá nhân trong xã hội.
– Thực tế, không phải trong trường hợp nào cá nhân cũng có quyền ra thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng. Chỉ khi nằm trong đối tượng được luật quy định, họ mới có thể ra thông báo tìm kiếm việc làm đến trung tâm dịch vụ việc làm. Đối tượng ở đây phải ở trong trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh hoặc trong trường hợp bất khả kháng. Có thể thấy, cá nhân trong các trường hợp này đều bị rơi vào rủi ro, ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm việc làm. Do vậy, Nhà nước cho phép họ thông báo tìm kiếm việc làm, để có thể quay trở lại làm việc.
– Khi chấm dứt hợp đồng lao động với một công ty, doanh nghiệp bất kỳ, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp việc làm. Về nguyên tắc, trong vòng 3 tháng kể từ ngày nhận thông báo chấm dứt hợp đồng lao động bên phía doanh nghiệp, công ty, người lao động có thể làm một bộ hồ sơ gửi lên trung tâm dịch vụ việc làm để xin hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trợ cấp thất nghiệp là sự hỗ trợ của Nhà nước đối với người lao động trong giai đoạn họ chưa tìm được việc làm để kiếm thu nhập. Có thể nói, trợ cấp thất nghiệp là chiếc phao cứu sinh giúp đỡ người lao động đang gặp khó khăn về việc làm nhưng không phải ở không không đi làm cũng được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng được đặt ra nhằm hạn chế việc lợi dụng sự giúp đỡ từ bảo hiểm thất nghiệp, buộc người lao động phải tìm kiếm việc làm trong khoảng thời gian thất nghiệp và lấy đó làm căn cứ để xem xét người lao động có tiếp tục được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không
– Thông báo tìm kiếm việc việc làm hàng tháng vừa giúp người dân tìm kiếm được việc làm, có thêm thu nhập; vừa giúp cơ quan Nhà nước quản lý hoạt động lao động của người dân, tránh trường hợp thất nghiệp kéo dài ở những đối tượng này. Bởi, người lao động thất nghiệp mang lại ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đối với việc sản xuất, phát triển kinh tế, cũng như việc quản lý trật tự an ninh, an toàn xã hội. Thực tế, nếu không thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng, các cá nhân thất nghiệp sẽ không có việc làm. Tình trạng thất nghiệp ở người dân kéo dài sẽ kéo theo sự suy giảm kinh tế nước ta. Đồng thời, thất nghiệp khiến người dân rơi vào hoàn cảnh thiếu hụt kinh tế, túng quẫn, từ đó phát sinh các tệ nạn xã hội như: Trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mại dâm, ma tuý.
Ví dụ:
Như vậy, có thể thấy, thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng không chỉ đáp ứng nhu cầu tìm kiếm việc làm của người dân, mà còn góp phần giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý tốt trật tự xã hội, xây dựng một xã hội tiên tiến, phát triển về kinh tế và lành mạnh về văn hóa, lối sống.
4. Trình tự thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng:
Bước 1: Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với Trung tâm dịch vụ việc làm.
Bước 2: Ngày người lao động thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm được ghi cụ thể trong phụ lục quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Trường hợp ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm của người lao động nằm trong khoảng thời gian làm thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì người lao động không phải thực hiện việc thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm.
Cách thức thực hiện: Người lao động phải trực tiếp đến Trung tâm dịch vụ việc làm để thực hiện việc thông báo tìm kiếm việc làm.
Thành phần hồ sơ:
– Văn bản Thông báo về việc tìm kiếm việc làm.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm dịch vụ việc làm.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động tiếp tục được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Phí, lệ phí: Không.
5. Có bắt buộc phải thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Việc làm 2013, người lao động đang trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu không thuộc trường hợp do ốm đau, tai nạn, thai sản hoặc do trường hợp bất khả kháng thì phải thực hiện Thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng. Đây là căn cứ để xác định người lao động có còn tiếp tục được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, vẫn có trường hợp người lao động không cần thông báo tình hình việc làm hằng tháng nhưng vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp:
– Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên.
– Người lao động được xác định thuộc danh mục bệnh phải điều trị dài ngày.
– Nghỉ hưởng chế độ thai sản.
– Đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Thực hiện hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
– Thời gian thông báo tìm việc nằm trong khoảng thời gian làm thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tóm lại, nếu người lao động không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì hằng tháng phải làm thông báo tìm kiếm việc làm để được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tải văn bản tại đây