Mẫu biên bản họp dòng họ và hướng dẫn soạn thảo

0 Shares

Tài sản chung của dòng họ là tài sản thuộc sở hữu chung của dòng họ, ví dụ như quyền sử dụng đất, từ đường, nhà thờ họ, đồ vật dùng vào việc thờ cúng, tài sản khác được hình thành theo tập quán hoặc do các thành viên của dòng họ đóng góp, quyên góp,…Tài sản chung của dòng họ là sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

1. Mẫu biên bản họp dòng họ là gì?

Mẫu biên bản họp dòng họ là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép lại toàn bộ nội dung khi có cuộc họp dòng họ về việc phân chia phần đất hương hỏa, từ đường của dòng họ.

Mẫu biên bản họp dòng họ được lập ra để ghi chép lại thời gian diễn ra cuộc họp, thành phần tham gia, nội dung của cuộc họp và có chữ ký xác nhận của các thành phần tham gia cuộc họp.

2. Mẫu biên bản họp dòng họ chi tiết nhất:

Nội dung cơ bản của mẫu biên bản họp dòng họ như sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——*——

                        …, ngày … tháng … năm 20….

(Tức ngày … tháng … năm 20… âm lịch)

BIÊN BẢN HỌP DÒNG HỌ

( V/v Phân chia phần đất hương hỏa/từ đường của dòng họ)

Hôm nay, ngày …. tháng …. năm 20…., tại nhà Ông …… (con trưởng ngành cả dòng họ Lê): Đội …., xã …, huyện …, tỉnh … Gia đình Chúng tôi tiến hành họp mặt các dòng họ bao gồm 3 ngành:

1.Ông … (đã mất) đại diện là Ông … (đại diện ngành cả);

2.Ông … – Đại diện ngành thứ 2;

3.Ông … – Đại diện ngành thứ 3;

Thành phần tham dự cuộc họp:

Đại diện ngành họ cả:

1.Ông … – Là con trai trưởng (đã mất), Ông … là con trai cả đại diện;

2.Ông …;

3.Bà …;

4.Bà …;

5.Bà …;

6.Cháu đích tôn: …;

Đại diện ngành thứ 2:

1.Ông …;

2.Ông …;

3.Ông …;

4.Cháu đích tôn: …;

Đại diện ngành thứ 3:

1.Ông …;

2.Ông …;

3.Ông …;

4.Ông …;

5.Cháu đích tôn: …;

Nội dung cuộc họp:

– Phần đất hương hỏa do Cụ Ông … và cụ Bà … (tức cụ …) mất để lại không có di chúc là tài sản thừa kế chung của các con (con trai và con gái) trong ngành cả. Tất cả mọi thành viên trong gia đình ngành cả đồng ý hiến cho từ đường dòng họ 100 m2.

Vị trí của đất hương hỏa: Nằm ở mặt đường dẫn vào thửa đất của Ông … và bà … (tức cụ …).

Phía đông: Giáp …;

Phía tây: Giáp với nhà …;

Phía nam: Giáp mặt đường

Phía Bắc: Giáp với nhà …;

Các thành viên dự họp đã biểu quyết cho ý kiến về các mục nêu trên bằng hình thức giơ tay, kết quả biểu quyết như sau:

Tán thành: …

Không tán thành: …

Ý kiến khác: …

Biên bản này được đọc cho mọi người cùng nghe, ký tên dưới đây và được lập thành … bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chữ ký của người tham gia đại diện theo Ngành:

Đại diện ngành cả:

(Ký và ghi rõ họ tên)

Đại diện ngành thứ 3:

(Ký và ghi rõ họ tên)

Đại diện ngành thứ 2:

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản họp dòng họ chi tiết nhất:

– Ghi rõ địa điểm ngày tháng năm lập biên bản

– Ghi rõ tên của mọi người đại diện trong ngành có mặt trong buổi họp

– Nội dung cuộc họp:

Phần đất hương hỏa do Cụ Ông … và cụ Bà … (tức cụ …) mất để lại không có di chúc là tài sản thừa kế chung của các con (con trai và con gái) trong ngành cả. Tất cả mọi thành viên trong gia đình ngành cả đồng ý hiến cho từ đường dòng họ 100 m2.

Vị trí của đất hương hỏa: Nằm ở mặt đường dẫn vào thửa đất của Ông … và bà … (tức cụ …).

Phía đông: Giáp …;

Phía tây: Giáp với nhà …;

Phía nam: Giáp mặt đường

Phía Bắc: Giáp với nhà …;

Các thành viên dự họp đã biểu quyết cho ý kiến về các mục nêu trên bằng hình thức giơ tay, kết quả biểu quyết như sau:

Tán thành: …

Không tán thành: …

Ý kiến khác: …

-Chữ ký của những người tham gia họp.

4. Một số quy định phân chia đất dong họ:

Thứ nhất, quy định của pháp luật về đất có công trình là đình, đền, từ đường, nhà thờ họ.

Điều 211 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của cộng đồng như sau: “1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.”

Như vậy, căn cứ vào nguồn gốc hình thành theo tập quán, do các thành viên của cộng đồng sử dụng làm nơi thờ cúng, cũng như việc đóng góp của các thành viên trong cộng đồng để xây dựng thành nhà thờ họ, nhà từ đường, đình, miếu… Đất và công trình từ đường, nhà thờ họ… đó được xác định thuộc sở hữu chung của cộng đồng. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Đặc biệt, tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.

Theo khoản 5 điều 100 Luật đất đai 2013: “5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.” Căn cứ vào quy định này, thì đất có từ đường, nhà thờ họ… sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Mặt khác, quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng sẽ không được chia thừa kế, nó được quản lý bởi một người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Thế nên quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng không thuộc sở hữu của riêng bất cứ cá nhân nào, không ai có quyền chuyển dịch quyền sử dụng đất này. Tuy nhiên, do tính chất quyền sử dụng đất là tài sản có giá trị lớn nên những người được giao quản lý dễ nảy sinh ý đồ chiếm đoạt, tìm mọi cách để hợp thức hóa quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng thành tài sản của mình hay chuyển nhượng cho người khác để hưởng lợi. Để tránh xảy ra các tình huống trên thì điều 645 Bộ luật dân sự cũng quy định: “1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.”

Thứ hai, về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Như trên đã trình bày, thì căn cứ vào khoản 5 điều 100 Luật đất đai 2013,  đất có nhà từ đường được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất có công trình là nhà thờ họ, từ đường gồm các thành phần sau:

-Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo mẫu số 04a/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hồ sơ địa chính;

-Các giấy tờ về dòng họ và văn bản cuộc họp dòng họ để ủy quyền cho một thành viên thực hiện thủ tục;

-Một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất tại khoản 1, 2 điều 100 Luật đất đai 2013 – nếu có.

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, cá nhân nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở tài nguyên và môi trường nơi có bất động sản. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận sẽ yêu cầu người nộp bổ sung lại. Nếu hồ sơ đã hợp lệ, cán bộ tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ, đồng thời trao giấy hẹn lấy kết quả.

Bước 3: Trả kết quả.

-Theo Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Điều 105. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

3. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Tải văn bản tại đây