Mẫu báo cáo đối soát danh sách chứng thư số ngân hàng nhà nước

0 Shares

Việc báo cáo đối soát phải được thực hiện theo quy định của Luật và nội dung báo cáo được quy định rõ và báo cáo cần đáp ứng những quy định này. Vậy báo cáo đối soát danh sách chứng thư số ngân hàng có những lưu ý gì, nội dung và hình thức của báo cáo ra sao?

1. Mẫu báo cáo đối soát danh sách chứng thư số ngân hàng nhà nước là gì?

Theo Điều 1 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số:

– Chứng thư số là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.

– Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công cộng. Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là hoạt động kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động chuyên ngành hoặc lĩnh vực, có cùng tính chất hoạt động hoặc mục đích công việc và được liên kết với nhau thông qua điều lệ hoạt động hoặc văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ cấu tổ chức chung hoặc hình thức liên kết, hoạt động chung. Hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng không nhằm mục đích kinh doanh.

Mẫu báo cáo đối soát danh sách chứng thư số ngân hàng nhà nước là văn bản báo cáo được lập ra để báo cáo về việc đối soát danh sách chứng thư số ngân hàng nhà nước với nội dung nêu rõ nội dung báo cáo, danh sách chứng thư..

Mục đích của mẫu báo cáo đối soát danh sách chứng thư số ngân hàng nhà nước: tổ chức quản lý thuê bao theo định kỳ 6 tháng một lần sẽ phải thực hiện báo cáo đối soát định kỳ nhằm mục đích đối soát danh sách chứng thư số còn hiệu lực, danh sách chứng thư số chưa khớp.

2. Mẫu báo cáo đối soát danh sách chứng thư số ngân hàng nhà nước:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

BÁO CÁO ĐỐI SOÁT DANH SÁCH CHỨNG THƯ SỐ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Từ ngày (dd/mm/yyyy) đến ngày (dd/mm/yyyy)

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(Cục Công nghệ thông tin)

1. Kết quả đối soát danh sách chứng thư số còn hiệu lực so với thực tế tại đơn vị

<TÊN TỔ CHỨC QUẢN LÝ THUÊ BAO> xác nhận các thông tin tại danh sách chứng thư số (CTS) đang còn hiệu lực của đơn vị đến ngày đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của NHNN như sau:

Khớp đúng với nhu cầu sử dụng và thông tin thực tế tại đơn vị.

Không khớp với nhu cầu sử dụng và thông tin thực tế tại đơn vị.

Tổng số CTS đang hoạt động: ………

Tổng số CTS cần thu hồi: ………

Tổng số CTS cần hủy nghiệp vụ: …………

Tổng số CTS cần kiểm tra, thay đổi thông tin: ……

2. Danh sách chứng thư số chưa khớp đúng với nhu cầu sử dụng và thông tin thực tế tại đơn vị

TT

Tên tổ chức/Họ tên thuê bao

Mã đơn vị

Tên đơn vị

Nghiệp vụ CTS hiện có

Định dạng thuê bao

Tình trạng

Nghiệp vụ CTS cần hủy

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Đề xuất, kiến nghị (nếu có)

………

<TÊN TỔ CHỨC QUẢN LÝ THUÊ BAO> cam đoan những thông tin khai báo trên là chính xác và hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu thông tin cung cấp không đúng sự thật.

Nơi nhận:

– Như trên;

– Lưu tại đơn vị.

Người đầu mối phụ trách về chứng thư số

(ghi rõ tên, điện thoại, email)

Người đại diện hợp pháp

(Ký, ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo báo cáo:

1. Tại các cột có thông tin CTS chưa khớp đúng với nhu cầu sử dụng và thông tin thực tế tại đơn vị, đơn vị cập nhật lại thông tin đúng và ghi chú thông tin vào cột “Ghi chú”.

2. Danh sách CTS được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của mã đơn vị/chi nhánh.

3. Cột “Nghiệp vụ CTS hiện có”: thống kê tất cả các nghiệp vụ CTS hiện có. Cột “Nghiệp vụ CTS cần hủy” chỉ ghi các nghiệp vụ CTS không có nhu cầu sử dụng nữa cần đề nghị Cục Công nghệ thông tin hủy.

Ghi tên viết tắt tương ứng với từng nghiệp vụ CTS, cụ thể:

STT

Tên viết tắt nghiệp vụ CTS

Nghiệp vụ CTS

1

TTLNHHệ thống Thanh toán liên ngân hàng

2

TTMHệ thống Đấu thầu và thị trường mở

3

BCNHNNHệ thống Báo cáo Ngân hàng Nhà nước

4

DVCHệ thống Dịch vụ công

5

BCBHTGBáo cáo Bảo hiểm tiền gửi

4. Cột “Tình trạng” ghi giá trị số theo quy định như sau:

Tình trạng = 0: CTS KHÔNG còn nhu cầu sử dụng, cần thu hồi.

Tình trạng = 1: CTS vẫn còn nhu cầu sử dụng, cần hủy bớt nghiệp vụ.

Tình trạng = 2: CTS cần kiểm tra hoặc thay đổi thông tin.

4. Quy định về báo cáo đối soát danh sách chứng thư số ngân hàng nhà nước:

Theo Điều 17 Thông tư 10/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 28/2015/TT-NHNN ngày 18/12/2015 của thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam quy định về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của ngân hàng nhà nước, tổ chức quản lý thuê bao có trách nhiệm gửi báo cáo về Ngân hàng Nhà nước như sau:

– Báo cáo định kỳ

+ Tên báo cáo: Báo cáo đối soát danh sách chứng thư số Ngân hàng Nhà nước;

+ Nội dung báo cáo: Thống kê chứng thư số và tình trạng sử dụng; Đối chiếu danh sách chứng thư số đã được Cục Công nghệ thông tin cấp so với nhu cầu sử dụng và thông tin thực tế tại tổ chức quản lý thuê bao và báo cáo danh sách chứng thư số chưa khớp đúng.

+ Đối tượng thực hiện: Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và các cơ quan, tổ chức khác sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số Ngân hàng Nhà nước;

+ Cơ quan, đơn vị nhận báo cáo: Cục Công nghệ thông tin – Ngân hàng Nhà nước;

+ Phương thức gửi, nhận báo cáo:

Việc gửi, nhận báo cáo thực hiện như sau:

Cục Công nghệ thông tin gửi thông báo kết quả xử lý, lý do từ chối trong trường hợp hồ sơ không được chấp thuận đến tổ chức quản lý thuê bao bằng phương thức điện tử qua Hệ thống dịch vụ công. Trường hợp Hệ thống dịch vụ công gặp sự cố, thông báo kết quả được gửi đến: (i) tổ chức quản lý thuê bao qua dịch vụ bưu chính hoặc (ii) địa chỉ thư điện tử của thuê bao và cá nhân hoặc bộ phận đầu mối phụ trách quản lý chứng thư số của tổ chức quản lý thuê bao;

Tổ chức quản lý thuê bao gửi báo cáo đối soát chứng thư số qua Hệ thống dịch vụ công theo đề cương báo cáo tại Phụ lục 09 ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-NHNN.

+Tần suất, thời hạn gửi báo cáo: định kỳ 6 tháng, chậm nhất vào ngày 20 tháng 6 và ngày 20 tháng 12 năm báo cáo;

+ Thời gian chốt số liệu báo cáo: Thời gian chốt số liệu đối với báo cáo 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo; Thời gian chốt số liệu đối với báo cáo 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.

– Báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, Theo quy định của Thông tư 10/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 28/2015/TT-NHNN ngày 18/12/2015 của thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam quy định về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của ngân hàng nhà nước, Tổ chức quản lý thuê bao sẽ phải gửi báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Báo cáo định kỳ hay còn gọi là Báo cáo đối soát danh sách chứng thư số Ngân hàng Nhà nước.

Tổ chức cần đảm bảo báo cáo có đầy đủ và chính xác các nội dung quy định của Luật. Mỗi năm tổ chức quản lý thuê bao sẽ gửi định kỳ 6 tháng một lần nhằm đối soát danh sách chứng thư số còn hiệu lực so với thực tế tại đơn vị, chứng thư số chưa khớp đúng với nhu cầu sử dụng và thông tin thực tế tại đơn vị và ý kiến đề xuất. Báo cáo được gửi đến ngân hàng nhà nước và ngân hàng nhà nước sẽ đối soát lại chứng thư số của tổ chức.

Tải văn bản tại đây