Trang chủ Phật giáo Phật học Lòng trung thành đến từ đâu?
Phật học

Lòng trung thành đến từ đâu?

Chia sẻ
Lòng trung thành đến từ đâu?
Chia sẻ

Có một người chủ trả lương cho nhân viên và nói rằng: “bây giờ, anh làm cho tôi một năm, tôi trả anh một khoảng tiền”. Thì sau đó người nhân viên cũng nhận việc.

Nhưng khi ăn cướp vào ép khai: “Ông chủ mày nằm ngủ phòng nào? Đi giờ nào về? Tiền ông chủ mày để đâu? Thì người nhân viên đó khai ngay. Bởi vì tiền không mua được sự trung thành, tiền chỉ mua được sự phục vụ mà thôi. Nghĩa là sự phục vụ mà người ta bỏ công ra chỉ cân đối với số tiền mà mình trả cho người ta. Còn người trung thành là người thương mình và dám sống chết với mình; bảo vệ mình ở sau lưng, bênh vực mình ở trước mặt và sẵn sàng xả thân vì mình. Nên sự trung thành như thế thì tiền không mua được, đó là ân nghĩa của nhiều kiếp, là sự thuyết phục của cả tư cách, đạo lý, đạo đức và tài năng. Những thứ đó tiền không mua được.

Chỉ khi nào đủ đạo đức, ta mới có thể trung thành tuyệt đối

Cho nên chúng ta đừng nghĩ khi có tiền, chúng ta thấy có người hầu, kẻ hạ thì lại nói rằng: “tôi có tất cả”. Không phải vậy đâu, trong trái tim của người đó chúng ta không có chỗ đứng, dù cho chúng ta trả tiền cho họ hàng tháng, ta trả tiền cho họ hàng năm. Nhưng trong lòng họ ta vẫn không có chỗ đứng. Mà trong lòng họ chỉ có tiền.

Còn khi nào mới có sự trung thành? Đó là khi ta bỏ tiền ra thuê người làm cho ta, nhưng ta đối xử với người đó tử tế, ta coi người đó như người trong gia đình; ta thương yêu, ta chăm sóc và ta ân cần ta quý trọng người đó. Khi người nhân viên của mình họ ngặt nghèo, ta không đuổi ra khỏi cửa, mà ta biết giúp đỡ, ân nghĩa với nhau. Thì lúc đó mới có sự trung thành.

Như vậy tiền mà ta trả hàng tháng cho người nhân viên không đem lại sự trung thành, nhưng nhờ chính tấm lòng tử tế của ta, lòng tốt của ta mới đem lại sự trung thành.

Bài viết cùng chuyên mục
Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...

Nụ cười bất diệt
Phật học

Nụ cười bất diệt

Tại sao bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc...

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp
Phật học

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp

Xác định mục tiêu Đạo Phật nhấn mạnh việc thấu hiểu mục...

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo
Phật học

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo

Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học...

Kỳ quan nhân gian
Phật học

Kỳ quan nhân gian

Cảnh tượng hy hữu Hình ảnh hiếm thấy Quang cảnh uy hùng...

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu
Phật học

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu

Kết quả cao nhất là làm Phật trong hiện đời thì tôi...