Trang chủ Kiến Thức Kỹ năng Lời khuyên cho những nhân viên “lẹt đẹt”
Kỹ năng

Lời khuyên cho những nhân viên “lẹt đẹt”

Chia sẻ
Lời khuyên cho những nhân viên “lẹt đẹt”
Chia sẻ


Năm cũ đã qua, năm mới vừa đến, trong khi các đồng nghiệp được tăng lương, thăng chức thì bạn vẫn giậm chân tại chỗ. Chưa hẳn là bạn kém năng lực, nhưng sự “lẹt đẹt” trong công việc có nguyên nhân của nó.

Cynthia Shapiro, huấn luyện viên nghề nghiệp, tác giả cuốn “50 bí mật mà công ty không muốn bạn biết” nhấn mạnh rằng việc có một quan hệ tồi với ông chủ là một lý do dễ hiểu khiến bạn không được cất nhắc. Cynthia Shapiro giải thích rằng kể cả khi bạn có mối quan hệ hoàn hảo với các đồng nghiệp khác, nhưng quan hệ “nhạt” với ông chủ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến việc bạn được đánh giá trong công việc. Bởi vì những ông chủ bao giờ cũng có tiếng nói cao nhất trong việc quyết định nhân viên có được thăng tiến hay không.

Ngoài ra, theo Park Boo-jin, tư vấn viên giàu kinh nghiệm của tập đoàn Hay Group (công ty tư vấn quản lý nhân lực toàn cầu), quan hệ với những nhà cung cấp, khách hàng và những người khác có liên quan trong công việc cũng rất quan trọng bởi vì “tiếng lành đồn xa”.

Một đặc điểm thường thấy của những nhân viên “lẹt đẹt” là “chỉ làm những gì họ được yêu cầu làm”. Chuyên gia Shapiro nhấn mạnh rằng điều quan trọng không chỉ là công việc bạn làm, mà là cách bạn làm như thế nào. Một khi nhân viên tự nguyện mở rộng công việc mình phải làm mà không cần sự chỉ đạo của cấp trên, nhân viên đang gián tiếp chứng tỏ rằng mình sẵn sàng được đề bạt.

Theo tư vấn viên Park, khi công việc đã hoàn thành, nhân viên cần phải đảm bảo rằng người quản lý biết điều đó. Có một thực tế là không ít người không biết cách nói về mình vì bị ảnh hưởng bởi cái gọi là “nền văn hóa khiêm tốn”. Việc nói cho người khác về thành quả của mình là một kỹ năng, đồng thời cũng phải tỏ ra là mình không màng đến việc thăng chức.

Chính việc tỏ ra bị ám ảnh quá mức về việc được đề bạt có thể thực sự đẩy bạn về hướng ngược lại. Nó có thể khiến bạn xuất hiện như là một người coi mình là trung tâm, chỉ biết đặc lợi ích cá nhân trước lợi ích của toàn tổ chức.

Một yếu tố khác nữa là ở nơi làm việc thường có những nhân viên xuất sắc đến mức trở thành chuyên gia trong những lĩnh vực mà họ đảm nhận. Do vậy, nếu bạn có kiến thức hạn chế về lĩnh vực của mình, có thể bạn sẽ không bao giờ trở thành sếp để lãnh đạo người khác.

Bài viết cùng chuyên mục
KẾ HOẠCH KIẾM TIỀN VỚI AFFILIATE + GOOGLE ADS
Kỹ năng

KẾ HOẠCH KIẾM TIỀN VỚI AFFILIATE + GOOGLE ADS

Dưới đây là bản kế hoạch A-Z siêu thực tiễn dành cho...

KẾ HOẠCH MMO TỔNG THỂ TRONG 12 THÁNG
Kỹ năng

KẾ HOẠCH MMO TỔNG THỂ TRONG 12 THÁNG

🎯 Mục tiêu: 🗓 THÁNG 1: KHỞI ĐỘNG – ĐẶT NỀN TẢNG...

Kỹ năng giao tiếp thông minh và hiệu quả
Kỹ năng

Kỹ năng giao tiếp thông minh và hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng...

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ năng

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp

Trong thời đại toàn cầu hóa, tiếng Anh không chỉ là ngôn...

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên
Kỹ năng

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên

Supervisor là gì? Các Supervisor thường làm việc trong nhiều lĩnh vực...

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc
Kỹ năng

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc

Deadline là gì? Deadline có thể là một ngày, một giờ cụ...

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm
Kỹ năng

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm

Trách nhiệm là gì? Trách nhiệm sẽ luôn là một gánh nặng...