Trang chủ Kiến Thức Quản Trị Lãnh đạo 5 cấp độ – Chiến thắng của sự khiêm nhường và kiên định
Quản Trị

Lãnh đạo 5 cấp độ – Chiến thắng của sự khiêm nhường và kiên định

Chia sẻ
Lãnh đạo 5 cấp độ – Chiến thắng của sự khiêm nhường và kiên định
Chia sẻ

Trong số 1435 công ty thuộc Fortune 500, trong một nghiên cứu của Jim Collis về những công ty danh tiếng trong lĩnh vực quản lý, chỉ có 11 công ty đạt được và duy trì sự vĩ đại – thu hút cổ phiếu ít nhất 3 lần cho 15 năm, sau một quá trình chuyển đổi lớn. Điều gì đã tạo nên 11 công ty này? Mỗi người đều có 5 cấp độ lãnh đạo.

Phác họa chân dung nhà lãnh đạo cấp độ 5

5 cấp độ lãnh đạo pha trộn kết hợp với những nghịch lý về chiều sâu trong nội tại con người với sự chuyên nghiệp. Những sự kết hợp hiếm hoi này thách thức những giả định của chúng tôi trong việc tìm kiếm điều gì đã tạo nên những nhà lãnh đạo vĩ đại.

Những người nổi tiếng như Lee Lacocca (người đã đưa Chrysler thoát khỏi bờ vực của sự phá sản) có thể rất nổi tiếng trên các mặt báo. Nhưng một cách từ từ nhẹ nhàng, những nhà lãnh đạo như Darwin Smith của Kimberly-Clark đã nâng công ty của họ lên tầm vĩ đại – và giữ chúng ở tầm vĩ đại.

Ví dụ: Darwin Smith – CEO tại công ty sản xuất giấy Kimberly – Cliark từ năm 1971 đến 1991 – mẫu mực cho hình mẫu lãnh đạo 5 cấp độ. Với vẻ ngoài điềm đạm nhưng ông lại cho thấy một ý chí sắt đá, quyết tâm xác định lại những giá trị kinh doanh cốt lõi bất chấp thái độ hoài nghi của phố Wall. Hình ảnh mờ nhạt của Kimberly-Clark trước đây được thay thế bởi hình ảnh của một công ty dẫn đầu thế giới trong ngành công  nghiệp này, giá trị cổ phiếu tăng hơn giá trị thị trường chung gấp 4.1 lần so với những cổ phiếu tên tuổi trên thị trường như Hewlett-Packard, 3M, Coca-Cola và General Electric. 

Nhận xét về hình mẫu nhà lãnh đạo cấp độ 5, tác giả Jim  Collins cho biết: “Những nhà lãnh đạo cấp độ 5 hướng cái tôi ra khỏi cá nhân họ, đi vào mục đích lớn hơn là xây dựng công ty vĩ đại. Không phải những nhà lãnh đạo này không có cái tôi hay quan tâm đến bản thân mình, trên thực tế, họ cực kỳ tham vọng, nhưng tham vọng của họ trước hết là vì công ty, chứ không phải vì bản thân.”

Một lãnh đạo đưa công ty trở thành công ty vĩ đại nhưng khi ông ta ra đi thì công ty dần sụp đổ thì sẽ là người lãnh đạo cấp độ 4. Người lãnh đạo cấp 5 biết đặt quyền lợi của công ty lên trên hết, lo lắng đưa công ty lên vĩ đại và tiếp tục vĩ đại ngay cả khi ông ta không còn làm ở đó nữa. Những người kế nhiệm một nhà lãnh đạo cấp độ 5 sẽ tận hưởng được rất nhiều lợi thế.

Nhà lãnh đạo cấp độ 5 là sự kết hợp của sự khiêm nhường và kiên định

Người lãnh đạo cấp độ 5 giúp một công ty từ sắp phá sản trở thành một công ty đứng đầu nhưng rất ngại nói về mình, không coi mình là người giúp công ty trở lên vĩ đại. Mô hình “Cửa sổ và gương soi” là minh họa rõ nhất cho đặc điểm này. Những nhà lãnh đạo cấp độ 5, vốn khiêm nhường, nhìn ra cửa sổ để lý giải cho sự thành công của mình. Họ lý giải sự thành công của mình là do may mắn, do các yếu tố bên ngoài tạo ra. Đồng thời, họ nhìn trong gương để nhận trách nhiệm, không bao giờ viện dẫn lý do không may mắn hay yếu tố bên ngoài khi mọi việc trở nên tồi tệ. Ngược lại, các giám đốc điều hành ở các công ty thường nhìn ra cửa sổ tìm kiếm các yếu tố để đổ lỗi nhưng lại tô vẽ thêm trong gương để tin tưởng vào chính mình khi mọi thứ tiến triển tốt.

Một nhà lãnh đạo cấp độ 5 có quyết tâm tới cao độ gần như là khắc khổ để đưa công ty tới vĩ đại. Họ ghét sự tầm thường, luôn muốn một công việc phải được thực hiện một cách vĩ đại, họ không chấp nhận những cá nhân chỉ chấp nhận tốt là được. Họ sẵn sàng đuổi việc cả anh em mình, bán mọi thứ miễn là biến công ty trở thành vĩ đại.

Theo tác giả Jim Collins: “Rất ít khi nhà lãnh đạo cấp độ 5 xuất hiện trên vị trí cao nhất của các tổ chức bởi quy trình tuyển dụng hiện tại không đủ sức phát hiện ra những tố chất tiềm ẩn trong những con người này. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài để họ đạt đến cấp độ này là điều không thể đảm bảo nhưng ít nhất, niềm cảm hứng khi nhìn vào những nhà lãnh đạo cấp độ 5 như Darwin Smith cho ta một cái đích cụ thể để khởi đầu.”

(Nguồn: Sách “Từ tốt đến vĩ đại” của tác giả Jim Collins)

Bài viết cùng chuyên mục
Lãnh đạo thời Ai: Kỷ nguyên mới, Lãnh đạo mới
Quản Trị

Lãnh đạo thời Ai: Kỷ nguyên mới, Lãnh đạo mới

Lãnh đạo thời AI không phải là người kiểm soát công nghệ...

Workflow Automation là gì? Lợi ích của Workflow Automation
Quản Trị

Workflow Automation là gì? Lợi ích của Workflow Automation

Workflow Automation (Tự động hóa quy trình làm việc) là quá trình...

Personalization là gì? Xu hướng “cá nhân hóa” trong kỷ nguyên AI
Quản Trị

Personalization là gì? Xu hướng “cá nhân hóa” trong kỷ nguyên AI

Personalization là gì? Personalization thường dựa trên việc thu thập và phân...

9+ Cách đột phá bản thân trong công việc và cuộc sống
Quản Trị

9+ Cách đột phá bản thân trong công việc và cuộc sống

Xác định mục tiêu rõ ràng SMART là phương pháp xây dựng...

17 Mục tiêu phát triển bền vững (17 SDGs) của Liên Hợp Quốc
Quản Trị

17 Mục tiêu phát triển bền vững (17 SDGs) của Liên Hợp Quốc

Mục tiêu 1: Xóa nghèo – No Poverty Xóa nghèo là mục...

Storytelling là gì? Nguyên tắc áp dụng nghệ thuật kể chuyện
Quản Trị

Storytelling là gì? Nguyên tắc áp dụng nghệ thuật kể chuyện

Storytelling là gì? Trong Marketing, Storytelling ngày càng được áp dụng rộng...

Top 9+ Xu hướng Marketing sẽ thống trị mạnh mẽ năm 2025
Quản Trị

Top 9+ Xu hướng Marketing sẽ thống trị mạnh mẽ năm 2025

1. Trí tuệ nhân tạo và máy học Chỉ riêng ChatGPT đã...

Lợi nhuận sau thuế là gì? Công thức & cách tính LNST
Quản Trị

Lợi nhuận sau thuế là gì? Công thức & cách tính LNST

Lợi nhuận sau thuế là gì? Lợi nhuận sau thuế là khoản...