Phật học

Kính thuận với cha mẹ

Chia sẻ
Kính thuận với cha mẹ
Chia sẻ

Đức Phật đã xác quyết: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”, “Xem cha mẹ ở nhà như Phật đang còn tại thế” nên đệ tử Phật luôn nguyện là người con hiếu thảo. Chữ hiếu vốn thật bao la vì công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ như trời biển. Tuy nhiên, để cho những người con hiếu thảo dễ nhớ và dễ làm, Thế Tôn đã khái quát việc thực hành hiếu đạo là phải kính thuận.

Kính là sự tôn kính, thương kính, kính trọng, kính quý. Thuận là sự tùy thuận, hòa thuận, thuận theo không chống trái. Sự kính thuận của những người con Phật hiếu thảo được hiện thực hóa qua năm điều: 1- Cung phụng cha mẹ không để thiếu thốn. 2- Muốn làm gì thưa cha mẹ biết. 3- Không trái điều cha mẹ làm. 4- Không trái điều cha mẹ dạy. 5- Không cản Chánh nghiệp mà cha mẹ làm.

“Một thời Phật ở tại núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt-kỳ cùng với chúng Đại Tỳ-kheo 1.250 người.

Bấy giờ, vào lúc thích hợp, Ðức Thế Tôn khoác y cầm bát vào thành khất thực. Lúc bấy giờ tại thành La-duyệt-kỳ có con trai của trưởng giả tên là Thiện Sinh, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành, đi đến khu vườn công cộng sau khi vừa tắm gội xong, cả mình còn ướt, hướng đến các phương Đông, Tây, Nam, Bắc, Trên, Dưới mà lạy khắp cả.

Phật lại bảo Thiện Sinh:

– Ngươi nên biết ý nghĩa sáu phương. Sáu phương là gì? 1- Phương Đông là cha mẹ. 2- Phương Nam là sư trưởng. 3- Phương Tây là thê thiếp. 4- Phương Bắc là bạn bè thân thích. 5- Phương Trên là các bậc trưởng thượng, Sa-môn, Bà-la-môn. 6- Phương Dưới là tôi tớ.

– Này Thiện Sinh, kẻ làm con phải kính thuận cha mẹ với năm điều. Những gì là năm? 1- Cung phụng không để thiếu thốn. 2- Muốn làm gì thưa cha mẹ biết. 3- Không trái điều cha mẹ làm. 4- Không trái điều cha mẹ dạy. 5- Không cản chánh nghiệp mà cha mẹ làm.

– Này Thiện Sinh, kẻ làm con kính thuận và cung phụng cha mẹ như thế thì phương ấy được an ổn không có điều lo sợ”.

(Kinh Trường A-hàm, kinh Thiện Sinh, số 16 [trích])

Hạnh hiếu đầu tiên là phụng dưỡng, tức cúng dường (cung dưỡng), cung phụng vật chất đầy đủ cho cha mẹ. Cung cấp thực phẩm, y phục, thuốc men, nhà ở, phương tiện đi lại, giao tế… cho cha mẹ, không để thiếu thốn. Khi đời sống kinh tế phát triển, nếu có tâm thì hạnh lành này không phải là điều quá khó để làm tròn.

Hạnh hiếu tiếp theo là tôn kính và thương kính cha mẹ, hiếu kính mới là hiếu đích thực. Nhất là khi cha mẹ đã già thì thực sự chẳng cần nhiều đến vật chất. Điều cha mẹ cần là cái tình, cái tâm, sự tôn trọng và kính yêu; cần tinh thần nhiều hơn. “Muốn làm gì thưa cha mẹ biết” chính là biểu hiện sự tôn trọng, tôn kính.

Hiếu thuận chính là hạnh “Không trái điều cha mẹ làm. Không trái điều cha mẹ dạy”. Vâng lời và tiếp nối sự nghiệp cùng những hạnh lành của cha mẹ chắc chắn sẽ làm cho cha mẹ vui, hoan hỷ và đẹp lòng. Dĩ nhiên, đây là những điều tâm huyết, là hoài bão và di nguyện mà mẹ cha dành cả đời tạo dựng, tích lũy và trao truyền.

Quan trọng nhất là “Không cản chánh nghiệp mà cha mẹ làm”. Đây chính là hành trang quý giá cho hạnh phúc và an vui của cha mẹ sau khi xả bỏ thân này, theo nghiệp thiện để thọ sinh. Một người con hiếu đích thực cần phải hiểu vấn đề này để động viên, khuyến khích và trợ duyên cho cha mẹ tạo dựng thiện nghiệp càng nhiều thì càng tốt.

Mỗi người con Phật hiếu thảo cần hiểu rõ và thực hành kính thuận với cha mẹ như lời Đức Phật đã dạy. “Kẻ làm con kính thuận và cung phụng cha mẹ như thế thì phương ấy được an ổn không có điều lo sợ”.

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...