Trang chủ Phật giáo Kinh phật Kinh Phật thuyết liệu trĩ bệnh
Kinh phật

Kinh Phật thuyết liệu trĩ bệnh

Chia sẻ
Kinh Phật thuyết liệu trĩ bệnh
Chia sẻ

Đúng thật như thế, chính tôi được nghe: Một thời đức Bạc-già-phạm cùng năm trăm vị tì-kheo ưu tú an trú tại Trúc lâm, thành Vương Xá. Bấy giờ trong chúng có nhiều tì-kheo bị các bệnh trĩ nội ngoại và ung nhọt khiến thân thể ốm gầy, đau đớn bức bách, ngày đêm vô cùng lo buồn, khổ não. Cụ thọ A-nan-đà thấy vậy, vội đến trụ xứ của Thế Tôn, đảnh lễ nơi chân Ngài rồi đứng qua một bên thưa:

– Bạch đức Thế Tôn! Ngày nay trong thành Vương Xá có nhiều tì-kheo bị bệnh trĩ, khiến thân thể ốm gầy, đau đớn bức bách, ngày đêm vô cùng lo buồn, khổ não. Bạch Thế Tôn! Làm thế nào để chữa trị căn bệnh này?

Đức Phật dạy:

– Này A-nan! Ông hãy lắng nghe kinh Liệu trĩ bệnh rồi lãnh thọ, đọc tụng, ghi nhớ kĩ không để quên sót, rồi sau đó thuyết lại cho mọi người cùng nghe. Như thế tất cả các chứng bệnh trĩ sẽ lành. Đó là các bệnh trĩ do phong, trĩ do nhiệt, trĩ do tâm, trĩ do cả ba hợp lại gây ra; hoặc là trĩ từ máu; hay các ung nhọt trong bụng, trong mũi, trong răng, trong lưỡi, trong tai, trên đỉnh đầu, trên tay chân, trong xương sống, trong đường phân tiểu, ung nhọt xuất hiện trên toàn thân. Các bệnh trĩ và ung nhọt như vậy nhất định sẽ khô lành, rơi rụng, tiêu trừ. A-nan-đà! Ông hãy lãnh thọ và trì tụng bài thần chú này. Đức Phật liền tuyên thuyết:

Đát điệt tha, át lan đế, át lam mê, thất lị tì, thất lí thất lí, ma yết thất chí, tam ma bạt đô, sa ha.

Này A-nan-đà! Trên dãy Đại Tuyết sơn vương ở phương bắc có cây sa-la Nan Thắng rất cao lớn. Hoa của nó có ba thời kì: một là lúc mới trổ, hai là lúc nở tròn đầy, ba là lúc khô héo. Bệnh trĩ này khô rụng cũng giống như hoa kia đến lúc héo khô rồi rơi rụng vậy, không bao giờ chảy máu hay tuôn mủ nữa. Tất cả đều khô lành, vĩnh viễn không còn đau đớn. Nếu người nào thường xuyên tụng kinh này sẽ được trí Túc mạng, nhớ được những việc trong bảy đời quá khứ, thành tựu chú pháp. Sa ha!

Thế Tôn thuyết thần chú:

Đát điệt tha, thiêm mê thiêm mê, xả thiêm mê, thiêm một nễ, xả thiêm nê, sa ha.

Nghe Đức Phật thuyết kinh này xong, cụ thọ A-nan-đà và đại chúng vui vẻ tin nhận và cung kính hành trì.

Bài viết cùng chuyên mục
Kinh trừ rắn độc
Kinh phật

Kinh trừ rắn độc

Tu tập ở núi rừng, hang động, những nơi thâm sơn cùng...

Kinh lòng ham muốn dẫn đến đau khổ
Kinh phật

Kinh lòng ham muốn dẫn đến đau khổ

Kinh lòng ham muốn dẫn đến đau khổ (Hán ngữ: Sở dục chí...

Kinh tụng hằng ngày: Kinh giáo hoá người bệnh
Kinh phật

Kinh tụng hằng ngày: Kinh giáo hoá người bệnh

Một hôm trưởng giả Cấp Cô Độc bị bệnh nặng, tôn giả...

Kinh Kim Cang bản dịch tiếng Việt, dễ hiểu với đại chúng Phật tử
Kinh phật

Kinh Kim Cang bản dịch tiếng Việt, dễ hiểu với đại chúng Phật tử

Bạn nên đọc thêm: – Về xuất xứ, ý nghĩa của Kinh...

Nội dung kinh Bát Phật Danh Hiệu
Kinh phật

Nội dung kinh Bát Phật Danh Hiệu

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn vì vô lượng vô số trăm...

Kinh trung đạo nhân duyên
Kinh phật

Kinh trung đạo nhân duyên

Sau khi đảnh lễ dưới chân Bụt, đại đức lui về một...

Đức Phật thuyết Kinh Pháp Diệt Tận
Kinh phật

Đức Phật thuyết Kinh Pháp Diệt Tận

Như thật tôi nghe, một thời Đức Phật ở thành Câu-thi-na. Như...

Nội dung và khái quát Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
Kinh phật

Nội dung và khái quát Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

“Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật...