Phật học

Kinh nghiệm cận tử

Chia sẻ
Kinh nghiệm cận tử
Chia sẻ

Mỗi người đều có một hạnh nghiệp riêng. Đời sống của chúng ta phần lớn là tùy thuộc vào các tiền nghiệp.

Chính ta định đoạt đời mình chớ không phải ai khác. Chúng ta luôn hành động theo ý mình thích bằng cả hai khuynh hướng thiện ác và nói vậy có nghĩa là chính ý muốn ở mỗi người tốt xấu ra sao đó, sẽ quyết định hành trình sắp tới của mình. Nói một cách rốt ráo thì biết cách chết hợp đạo còn quan trọng hơn là biết sống hợp đạo.

Dòng luân hồi dài thăm thẳm, chưa Niết Bàn thì chúng ta cứ liên tục mở ra những hành trình mới, đi lên hoặc đi xuống. Và một người Phật tử dĩ nhiên chỉ huân tập thiện nghiệp với ý hướng biến mình ngày một tốt hơn.

Ta sẽ làm gì khi cận kề cái chết?

Trong bài giảng này, nói về kinh nghiệm cận tử, tôi đặc biệt nhấn mạnh hai vấn đề:

• Nghiệp lý

• Từ Tâm

Nghĩa là người tu học phải luôn tự biết điều chỉnh Tam nghiệp cho chính mình và chỉ nhìn về người khác bằng tâm thái từ mẫn. Chúng ta phải luôn nhớ rằng cái gọi là sự sống luôn gắn liền với cái chết.

Chính cái chết là một nửa của đời sống và cũng là điểm kết thúc của đời sống. Ai cũng phải chết một ngày nào đó nhưng nó không thật sự đáng sợ như người ta vẫn nghĩ.

– Nếu ta sống thanh thản thì sẽ có được cái chết thanh thản.

– Sống trong âu lo chắc chắn sẽ chết trong âu lo.

Đây là điều phải biết khi bắt đầu nói về kinh nghiệm cận tử. Theo tôi được biết thì trên thế giới này có biết bao nhiêu là chuyên ngành trường phái về khoa học, triết lý, tôn giáo, văn hóa nhưng có lẽ chỉ có Phật giáo là dạy người ta biết cách chết cách nào cho đúng.

Người Miến Điện có câu ngạn ngữ rằng “Cái quan tài chỉ đẹp khi ta có một đời sống đẹp”…!!!

(Kinh Nghiệm Tuệ Quán, Nhiều Tác Giả, Toại Khanh (dịch), Tr.255, Nxb Đồng Nai, 2021)

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...