Trang chủ Tâm Linh Chùa Việt Kiến trúc nghệ thuật chùa Svay Ton
Chùa Việt

Kiến trúc nghệ thuật chùa Svay Ton

Chia sẻ
Kiến trúc nghệ thuật chùa Svay Ton
Chia sẻ

Trong đó, duy nhất ngôi chùa Svay Ton (thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn) được công nhận Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, có nguồn gốc hình thành rất lâu đời, gắn liền với con người và vùng đất nhiều giai thoại này.
Theo lời kể của các vị sư sãi, tà cha và đồng bào phật tử Khmer cao niên. Tên gọi của ngôi chùa cũng khá thú vị. Từ xa xưa, vùng đất miền núi Tri Tôn (tỉnh An Giang) còn hoang vu, rậm rạp, đất đai bao la mà người dân sinh sống thưa thớt. 

Trên những ngọn cây lớn và cao chót vót, từng bầy khỉ đeo nhau và di chuyển thường xuyên, lắm lúc còn chọc ghẹo cư dân đi lại theo lối mòn. Đồng bào dân tộc thiểu số Khmer chọn nơi đây (trung tâm thị trấn Tri Tôn) để xây dựng ngôi chùa và đặt tên là Svay Ton (theo tiếng Khmer thì Svay là khỉ, còn Ton là kéo). Vậy là, tên ngôi chùa Svay Ton xuất xứ từ đó, còn người Kinh địa phương quen gọi là Sà Tón. 
Ngôi chùa Svay Ton (thị trấn Tri Tôn) lần đầu tiên được xây dựng bằng gỗ, lợp lá, nền đất đơn sơ. Qua một thời gian dài, ngôi chùa đã được sửa chữa nhiều lần, nhưng vẫn giữ nguyên vị trí cũ. Đến năm 1896, ngôi chùa bắt đầu xây dựng lại kiên cố và giữ nguyên hiện trạng kiến trúc cho đến nay.
Giống như các ngôi chùa Khmer theo Phật giáo Nam tông, Di tích chùa Svay Ton (thị trấn Tri Tôn) với nóc nhọn, hai mái cong gộp lại, trên nóc tháp chùa chính được cấu trúc Thần rắn Naga nằm dài, tượng trưng cho sự bất diệt và dũng mãnh. Mái chùa được cấu trúc hình tam cấp ngói đỏ, xanh, vàng… trông đẹp mắt. 

Xung quanh ngôi chính điện được bao bọc một hàng rào của các tháp nhỏ, dùng để hài cốt phật tử qua đời sau khi hỏa táng. Từ xa những hàng tháp này, khiến người ta không khỏi liên tưởng đến những “người lính” đang đứng ngày đêm canh giữ ngôi chùa vô giá. Và, trên đỉnh của các tháp đều được chạm tượng Thần Bayyon bốn mặt (Thần sáng tạo).
Bên trong chính điện ngôi chùa Svay Ton (thị trấn Tri Tôn), chính giữa thờ tượng Phật Thích Ca, xung quanh vách tường có vẽ rất nhiều tranh về sự tích Phật Thích ca, do những nghệ nhân là đồng bào Khmer làm nên. Các cột chống đỡ cũng được vẽ các hình rồng mây, trần nhà chính điện còn có nhiều hình chim, mây, hoa lá… rất độc đáo. Đây còn là niềm vinh hạnh, tự hào của đồng bào phật tử Khmer về việc giữ gìn và phát huy sự trong sáng của đạo Phật giáo Nam tông ở An Giang.

Bài và ảnh: Phan Trọng Ân

Bài viết cùng chuyên mục
Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt
Chùa Việt

Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt

Chương trình được tổ chức dưới sự chứng minh của Đại đức...

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan
Chùa Việt

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn...

Chùa Trầm Hương
Chùa Việt

Chùa Trầm Hương

Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới...

Giai thoại chùa Phật Nhỏ
Chùa Việt

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận Thất Bửu Tự do Hòa thượng...

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương
Chùa Việt

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương

Chùa Tân Thanh, Lạng  Sơn Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có...

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu

Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ...

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala
Chùa Việt

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala

Sau hơn 03 năm (năm 2013) khởi công xây dựng bằng bê...

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình
Chùa Việt

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình

Chùa Bích Động tên khai nguyên là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng,...