Trang chủ Kiến Thức Pháp Luật Không trả lương có phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
Pháp Luật

Không trả lương có phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân?

Chia sẻ
Không trả lương có phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
Chia sẻ

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là trách nhiệm cũng như là nghĩa vụ của người có phát sinh thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Vậy không trả lương có phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân?

1. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân được hiểu như nào?

Căn cứ theo khoản 10 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về khai quyết toán thuế, Điều này quy định khai quyết toán thuế là việc xác định số tiền thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc của thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc là thời gian từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể hiểu quyết toán thuế thu nhập cá nhân chính là việc được thực hiện nhằm để xác định số tiền thuế mà cá nhân phải nộp của năm tính thuế thông qua việc thực hiện khai quyết toán thuế. Quyết toán thuế cho phép thực hiện việc kiểm tra lại toàn bộ về khối lượng, tính hợp lệ của các số liệu có trong các khoản thuế của cá nhân thực hiện việc khái quyết toán thuế.

Các đối tượng phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân bao gồm những đối tượng sau:

– Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan Thuế.

– Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công:

+ Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công không phân biệt là có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế;

+ Tổ chức mới của cá nhân lao động được điều chuyển đến do tổ chức cũ thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc là tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống.

+ Tổ chức, cá nhân trả thu nhập giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc là tổ chức lại doanh nghiệp.

– Ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

2. Có phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi không trả lương?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 8 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 của Nghị định 91/2022/NĐ-CP quy định về những loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh các nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế, Điều này quy định những loại thuế, khoản thu khai quyết toán năm và quyết toán đến thời điểm giải thể, thời điểm phá sản, chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc là tổ chức lại doanh nghiệp. Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (không bao gồm có doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa) mà doanh nghiệp chuyển đổi kế thừa toàn bộ về nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp được chuyển đổi thì sẽ không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm mà có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp, doanh nghiệp khai quyết toán khi mà kết thúc năm. Trong đó, có trường hợp thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ khoản tiền lương, tiền công; cá nhân có thu nhập từ khoản tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho chính tổ chức, cá nhân trả thu nhập; cá nhân có thu nhập từ khoản tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế. Nếu như tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm thực hiện khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho những cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt là có phát sinh khấu trừ thuế hay là không phát sinh khấu trừ thuế. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì sẽ không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp cá nhân là người lao động mà được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc là tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì tổ chức mới phải có trách nhiệm quyết toán thuế theo ủy quyền của cá nhân đối với cả phần thu nhập do chính tổ chức cũ chi trả và thu lại các chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có).

Bên cạnh đó, tiểu mục 2 Mục II của Công văn 883/TCT-DNNCN năm 2022 có quy định đối tượng không phải quyết toán thuế bao gồm có tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công không phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân bao gồm có: tổ chức, cá nhân trong năm mà không phát sinh trả thu nhập; tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã tạm ngừng hoạt động, kinh doanh trọn năm dương lịch.

Như vậy, theo quy định trên thì trong thời kỳ tính thuế mà tổ chức, cá nhân không trả lương cho những người lao động thì không phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo các quy định của pháp luật. Trong trường hợp cá nhân là người lao động mà được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc là tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì tổ chức mới phải có trách nhiệm quyết toán thuế theo ủy quyền của cá nhân đối với cả phần thu nhập do chính tổ chức cũ chi trả và thu lại các chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có).

3. Không trả lương có phải nộp tờ khai thuế?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP và được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 của Nghị định 91/2022/NĐ-CP có quy định về những trường hợp cá nhân không phải thực hiện nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

– Căn cứ theo điểm e khoản 3 Điều 7 của Nghị định 126/2020 được bổ sung tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định 91/2022 thì người khai thuế thu nhập cá nhân là tổ chức, cá nhân thực hiện chi trả thu nhập mà trong tháng, quý không có phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải nộp hồ sơ khai thuế.

– Người nộp thuế mà thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại thuế.

– Cá nhân có thu nhập được miễn thuế theo đúng quy định của pháp luật.

– Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thì sẽ không phải thực hiện việc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng.

– Người nộp thuế tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng các quy định của pháp luật.

– Người nộp thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế (trừ các trường hợp chấm dứt hợp đồng, tổ chức lại doanh nghiệp theo các quy định của khoản 4 của Điều 44 của Luật Quản lý thuế).

– Tổ chức, cá nhân được trả thu nhập thuộc trong trường hợp khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng, quý mà tại trong tháng quý đó không phát sinh việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi nhận thu nhập…

Tóm lại:

– Tháng/ quý nào mà có phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì phải nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân.

– Tháng/ quý nào mà không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải nộp tờ khai thuế.

– Tháng nào không chi trả thu nhập thì không phải nộp tờ khai. Còn nếu có chi trả thu nhập mà không có phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải nộp tờ khai.

– Không phải nộp tờ khai trắng nếu như không chi trả thu nhập/ không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Như vậy, trong thời kỳ tính thuế mà tổ chức, cá nhân không trả lương cho người lao động thì sẽ không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật và cũng không phải thực hiện việc nộp tờ khai thuế đến cơ quan thuế.

Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Luật Quản lý thuế 2019;

– Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế được sửa đổi bởi Nghị định 91/2022/NĐ-CP.

Bài viết cùng chuyên mục
Thời hạn báo giảm lao động nghỉ thai sản mới nhất năm 2023
Pháp Luật

Thời hạn báo giảm lao động nghỉ thai sản mới nhất năm 2023

Lao động nghỉ thai sản có đóng bảo hiểm không? Thời hạn...

Phụ cấp khu vực là gì? Điều kiện và mức hưởng mới nhất?
Pháp Luật

Phụ cấp khu vực là gì? Điều kiện và mức hưởng mới nhất?

Bên cạnh mức lương cơ bản theo chức danh nghề nghiệp thì...

Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2023
Pháp Luật

Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2023

Một trong những quy định của bộ luật lao động được người...

Chế độ nghỉ phép năm của cán bộ, công chức, viên chức 2023
Pháp Luật

Chế độ nghỉ phép năm của cán bộ, công chức, viên chức 2023

Khi làm việc lao động sẽ được hưởng chế độ nghỉ hằng...

Cách tính và chi trả tiền lương nghỉ phép năm mới nhất 2023
Pháp Luật

Cách tính và chi trả tiền lương nghỉ phép năm mới nhất 2023

Ngày nghỉ của người lao động được chia ra thành ngày nghỉ...

Quy định về bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng 2023
Pháp Luật

Quy định về bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng 2023

Sau quá trình đấu thầu, nhà thầu sau khi trúng thầu sẽ...

Nghị định 59/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật xây dựng năm 2023
Pháp Luật

Nghị định 59/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật xây dựng năm 2023

Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung thi...

Nghị định 35/2023/NĐ-CP ngày 20/06/2023 của Chính phủ
Pháp Luật

Nghị định 35/2023/NĐ-CP ngày 20/06/2023 của Chính phủ

Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các...