Trang chủ Kiến Thức Kỹ năng Khi nhà tuyển dụng ứng xử không văn hóa
Kỹ năng

Khi nhà tuyển dụng ứng xử không văn hóa

Chia sẻ
Khi nhà tuyển dụng ứng xử không văn hóa
Chia sẻ

Một trong những khuyến cáo đối với người lao động khi đi phỏng vấn tuyển dụng, điều trước tiên không thuộc về kỹ năng, kiến thức chuyên môn mà là ở tác phong, thái độ ứng xử và hình dáng bên ngoài.

Bởi ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhà tuyển dụng (NTD) không thể đưa ra kết luận về trình độ học vấn hay chuyên môn nghiệp vụ của ứng viên.

 

Thế nhưng, có một số NTD lại mặc nhiên cho mình cái quyền hành xử vi phạm vào những điều cấm mà họ luôn đòi hỏi ở người lao động khi đi tìm việc. Tại Chương trình Việc làm của Báo Người Lao Động, tuy không nhiều nhưng không phải không có, NTD đến tuyển người trong trang phục “không phù hợp hoàn cảnh”.

 

Ngoài ra, có trường hợp NTD đến xem hồ sơ thông tin ứng viên nhưng không mang theo giấy giới thiệu của đơn vị mình. Họ bước vào phòng, vô tư ngồi, vô tư xem hồ sơ mà không cần giới thiệu mình là ai, thuộc doanh nghiệp nào và không cần xin phép “gia chủ”. Khi được hỏi, họ ném tấm danh thiếp xuống bàn trước mặt người hỏi mà không hề “bứt rứt” về hành vi ứng xử rất kém của mình.

 

Trường hợp bạn N.H.H làm việc tại một công ty chuyên phân phối các thiết bị, sản phẩm về điện tử – điện lạnh lại khác. H. bị mất xe gắn máy ngay trong khuôn viên công ty mình làm. Thế nhưng, người đứng đầu công ty lại không có lấy một lời động viên, an ủi hay đưa ra một phương cách nào nhằm giúp đỡ hay khắc phục hậu quả. Lý do công ty đưa ra rất đơn giản: Đã có thông báo mọi người phải tự bảo quản tài sản cá nhân, công ty không có bảo vệ… nên không chịu trách nhiệm.

 

Đăng thông tin tuyển dụng, nhưng nhiều doanh nghiệp không bố trí người nhận hồ sơ và trả lời thông tin, tiếp ứng viên… Một số doanh nghiệp hẹn ứng viên đến nhận lại hồ sơ không đạt nhưng rồi “quên”, làm ứng viên cứ phải tới lui nhiều lần, đợi chờ mòn mỏi.

 

Mặc dù được thể hiện bởi mỗi cá nhân, song thái độ hành xử, tác phong, trang phục… của họ lại phản ánh văn hóa của doanh nghiệp. Với xu hướng hội nhập hiện nay, để tạo nên một thương hiệu vững mạnh trên thương trường không phải là chuyện dễ. Thế nhưng, nhiều doang nghiệp đã quên mất điều này.

 

Bài viết cùng chuyên mục
Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ năng

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp

Trong thời đại toàn cầu hóa, tiếng Anh không chỉ là ngôn...

Kỹ năng

Mặt mũi nào chưa đánh đã thua, phải không? Điều đáng nhớ ngày đầu sự nghiệp

Những ngày nóng nhất Sài Gòn này, con người ai cũng vội...

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên
Kỹ năng

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên

Supervisor là gì? Các Supervisor thường làm việc trong nhiều lĩnh vực...

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc
Kỹ năng

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc

Deadline là gì? Deadline có thể là một ngày, một giờ cụ...

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm
Kỹ năng

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm

Trách nhiệm là gì? Trách nhiệm sẽ luôn là một gánh nặng...

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế
Kỹ năng

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế

Elearning là gì? Hiện nay, trải nghiệm học tập điện tử đã...

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính
Kỹ năng

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính

Thặng dư thương mại là gì? Ví dụ: Nếu Việt Nam xuất...

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Kỹ năng

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 Forces là gì? Bằng cách phân tích các yếu...