Trang chủ Phật giáo Phật học Khi gặp khổ đau hãy nghĩ nhớ Tam bảo
Phật học

Khi gặp khổ đau hãy nghĩ nhớ Tam bảo

Chia sẻ
Khi gặp khổ đau hãy nghĩ nhớ Tam bảo
Chia sẻ

Chúng ta thường nhớ kĩ, hiểu rõ, thường nghĩ tới Phật khi chúng ta gặp khổ đau, chúng ta tập trung tâm nhớ tới Phật, niệm hồng danh của Phật, dứt tâm thanh tịnh, khi đó nỗi khổ đau sẽ dần giảm bớt và vơi đi. Khi suy nghĩ lệch hướng hay bị ngoại cảnh bức bách làm ta khổ đau, chúng ta tập trung niệm Phật thì khổ đau không còn, tức tâm trí không còn chỗ nghĩ tới khổ đau. Đây là một điều cực kì kỳ diệu .

Khi chúng ta bị người khác ai la mắng, chửi rủa, xúc phạm theo phản xạ tự nhiên chúng ta cảm thấy rất bực mình, nếu khi đó tập trung niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” tâm chúng ta sẽ được an lạc, tâm trí chúng ta không còn tập trung vào những lời la mắng đó nữa vì thế mà phiền não trong chúng ta không có cơ hội nảy sinh.

Học Phật là sự hưởng thụ lớn nhất đời người

Tất cả chúng sinh đều có tính Phật và đều sẽ trở thành Phật. Mỗi người đều có thể trở thành một vị Phật trong tương lai. Hàng ngày, chúng ta sống theo tâm phàm phu (thô lỗ cục cằn), quan tâm tới sự hơn thua, ganh ghét, thù hận, cố chấp cho nên chúng ta đau khổ và phiền não, chúng ta nên sống theo lời Phật dạy, sống với tâm từ bi, tâm nhẫn nại, tâm hỷ xả sống với sự bao dung. Niệm Pháp là nhớ tới lời Đức Phật dạy, sống theo lời Đức Phật dạy, thường nghĩ tới Pháp và thường nghĩ tới Tăng ( quy y Tam Bảo: quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng )

Quy Y Phật: hàng ngày chúng ta phải nhớ tới phật, niệm danh hiệu ngài, chiêm ngưỡng tượng ngài, chí tâm thành ý lễ bái để tỏ lòng sùng kính ngài, học theo hạnh ngài, đó được gọi là thật sự quy y phật.

Quy Y Pháp: sống theo pháp, thường niệm pháp, luôn sống bao dung, hỷ xả, nhẫn nại, từ bi, hoan hỉ, gặp ai mình cũng yêu thương, ai đem lòng ghét bỏ mình thì mình nên bỏ qua.

Quy Y Tăng: Tăng là những người tu hành, bản chất của Tăng là thanh tịnh và hòa hợp. Luôn kính trọng Tăng, kính trọng Tam Bảo, những người tu hành. Đi theo bản chất đó, sống thanh tịnh, hòa hợp, nhẫn nại vậy nên chúng ta không thể khổ được.

Bài viết cùng chuyên mục
Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...

Nụ cười bất diệt
Phật học

Nụ cười bất diệt

Tại sao bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc...

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp
Phật học

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp

Xác định mục tiêu Đạo Phật nhấn mạnh việc thấu hiểu mục...

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo
Phật học

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo

Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học...

Kỳ quan nhân gian
Phật học

Kỳ quan nhân gian

Cảnh tượng hy hữu Hình ảnh hiếm thấy Quang cảnh uy hùng...

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu
Phật học

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu

Kết quả cao nhất là làm Phật trong hiện đời thì tôi...