Trang chủ Phật giáo Phật học Khi có phước rồi ta được điều gì ở mai sau?
Phật học

Khi có phước rồi ta được điều gì ở mai sau?

Chia sẻ
Khi có phước rồi ta được điều gì ở mai sau?
Chia sẻ

Thứ nhất là phước tạo ra cơ hội may mắn. Người hay gặp may mắn là do có phước, không phải chuyện ngẩu nhiên. Như mình đang thất nghiệp, bổng nhiên có người quen ở xa tới, hỏi: ” Sao anh không đi làm, anh về làm với tôi, tôi bỏ vốn cho anh xây dựng cơ sở này, anh lo kiếm thợ thôi, khi nào anh vững vàng rồi thì tôi rút lui, tôi có công việc khác của tôi”. Tự nhiên có người đến giúp đỡ mình như vậy là phải hiểu do phước chứ không phải do mình ăn hay nói giỏi. Hoặc mình đang thất nghiệp, vô tình đi chùa gặp người đang cần một người như mình về làm cho họ, chính cái vô tình bất ngờ ngẩu nhiên đó là do phước điều khiển chi phối. Nghĩa là có nhiều cái may xảy ra trong cuộc đời mình là do phước, phước tạo ra điều may mắn, chứ điều may không phải là ngẩu nhiên mà đến, nhớ như vậy.

Phước còn tạo ra sự khôn ngoan. Trên đời có người khôn, người ngu. Khi gặp một công việc nào đó, ta giỏi sắp xếp tính toán, chăm chút kỹ lưỡng và ta thành công.

Thế gian người nào có phước báo lớn nhất?

Tính kỹ lưỡng đó có được chính là phước.

Người hời hợt không biết tính toán, không cẩn thận chu đáo là người ít phước. Phước tạo ra sự khôn ngoan và sự khôn ngoan tạo ra sự kỹ lưỡng, nhìn xa trong rộng.

Người thông minh học giỏi cũng là do có phước. Phước tạo ra nghị lực.

Ví dụ, ta mở một trang trại trồng các loại cây đặc biệt, có người nói: “Mày tham quá, sống vậy đủ ăn rồi còn bày đặt đầu tư thêm”. Nghe người ta nói khích một câu, ta liền tức giận không làm nữa, tức là mình ít phước. Còn người mặc dù bị nói xấu, bị trở ngại, gặp bao nhiêu khó khăn vẫn kiên trì vượt qua để thành công, luôn luôn phải biết rằng đó là người có phước.

Người kiên tâm trì chí khi gặp khó khăn không bỏ cuộc, gặp sự chống đối thị phi không chán nản, lúc nào cũng chuyên cần phấn đấu bước tới, thì phải biết người đó rất có phước. Trái lại, người mới bị chê vài câu đã vội bỏ cuộc là người ít có phước.

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...