Trang chủ Phật giáo Phật học Khéo chuyển nơi tâm, cuộc sống sẽ chuyển hướng tốt đẹp
Phật học

Khéo chuyển nơi tâm, cuộc sống sẽ chuyển hướng tốt đẹp

Chia sẻ
Khéo chuyển nơi tâm, cuộc sống sẽ chuyển hướng tốt đẹp
Chia sẻ

Khi được cứu sống, cô gái không cảm tạ vị Thiền sư mà còn trách cứ, oán ghét là tại sao không để cô chết.

Vị Thiền sư mới nhẹ nhàng hỏi cô gái:

– Tại sao cô muốn tự tử?

Cô gái nói:

– Tôi quá xấu xí nên mỗi người chế nhạo, phê bình, không ưa tôi, do đó tôi sống không thú vị, chết cho xong.

Ngài nhẫn nại, nhẹ nhàng chỉ:

– Con người ta sống ở đời là có hai mạng sống.

Một là của riêng mình, ích kỷ chỉ nghĩ cho mình thôi.

Nhưng mạng sống ích kỷ của cô vừa mới chết rồi.

Chuyển tâm phiền não thành tâm thanh tịnh

Ngoài ra còn có sinh mạng thứ hai là sống chuyên lo cho người khác, có lòng vị tha, nghĩ tới người khác quên lo cho mình.

Hiện tại tôi đã cứu sống cô rồi thì từ đây cô hãy sửa đổi tư tưởng, hành vi của mình.

Tùy nơi, tùy lúc mà giúp đỡ, phục vụ cho người.

Còn cái sinh mạng ích kỷ thì đã chết rồi, giờ cô hãy sống bằng sinh mạng này đi.

Nghe như vậy, cô thấy cởi mở trong lòng.

Từ đó, cô bắt đầu làm nhiều việc thiện, lo cho người khác, cứu giúp người này người kia, đem đến an vui cho nhiều người.

Lâu ngày tiếng đồn tốt đẹp về cô, đặt cho cô tên là Hạnh Thiện.

Hạnh tốt lành vang khắp xóm làng, mỗi người ai cũng khen ngợi tâm tính của cô, mỗi ngày cô càng rộng mở tươi vui hơn.

Tướng cô theo đó cũng chuyển đổi, nên ai thấy cũng muốn gần.

Cuối cùng, cô sống một cuộc đời tươi vui.

Đó là chuyển một cái nhìn mà cuộc đời tươi vui theo, chuyển tâm đen tối thành sáng sủa.

Trước cô gái nhìn theo bản ngã ích kỷ, không thỏa mãn được nên tìm đến cái chết.

Bây giờ chuyển tâm rộng lớn ra quên mình vì mỗi người, sống gần với mỗi người thì tâm tươi sáng mát mẻ hơn, cuộc sống luôn luôn lạc quan.

Trước đó, cuộc sống cô gái là bi quan, bây giờ tâm chuyển thì pháp cũng chuyển theo.

Cho nên, chúng ta khéo chuyển nơi tâm thì cuộc sống cũng chuyển theo hướng tốt đẹp.

Đó là lẽ thật, nhất là học Phật chúng ta thấy điều đó rất rõ ràng.

Trích trong: “Tâm sanh các Pháp”

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...