Trang chủ Tâm Linh Chùa Việt Khát ngưỡng tôn tạo ngôi chùa có từ thế kỷ XI của người làng Nhân Hùng
Chùa Việt

Khát ngưỡng tôn tạo ngôi chùa có từ thế kỷ XI của người làng Nhân Hùng

Chia sẻ
Khát ngưỡng tôn tạo ngôi chùa có từ thế kỷ XI của người làng Nhân Hùng
Chia sẻ

Chùa xưa dấu cũ

Các cụ cao niên trong làng cho biết, chùa Phật Tông có từ lâu đời, nằm trên một khu đất cao, thoáng mát ở làng Phong Phú.

Trải qua thời gian dài dưới sự hủy hoại của thiên nhiên và biến thiên của lịch sử, toàn bộ ngôi chừa đã bị phá hủy hoàn toàn.

Hiện nay, tại khu vực này nhân dân địa phương mới tôn tạo lại một ngôi nhà tạm để làm nơi sinh hoạt văn hóa – tâm linh; trong chùa còn có nhiều hiện vật gốc có giá trị về mặt lịch sử như: bát hương, ống hương và một số đồ thờ tế khí…

Tài liệu Địa bạ Hán Nôm xác định, chùa Phật Tông của thôn Phong Hậu, xã Vạn Linh, tổng Thái Lai, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa được Lý trưởng cùng các chức sắc trong thôn lập ra theo Chỉ dụ năm Minh Mệnh thứ 11 (1830) quy định cho ba trấn Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình tiến hành toản tu địa bạ, ngày 1/7, năm Minh Mệnh thứ 15 (1834).

Bản địa bạ này được hoàn thành, trình lên quan trên, sau đó được Thự Bố chánh sứ Thanh Hoa là Lê Phúc An duyệt xác thực, cuối cùng được Thanh lại ty thuộc bộ Hộ duyệt, là ngôi chùa cổ được xây dựng từ lâu đời, trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, ngôi chùa đã bị phả hủy hoàn toàn.

Theo các cụ giả sử địa phương, ngôi chùa lúc bấy giở có kiến trúc tiền Phật, hậu Thánh (Phật 3 gian, Thánh 1 gian), chùa có 1 chuông nhỏ, 2 chó đá, 2 vị quan tả hữu tượng bằng đất cao khoảng 1m và có các ban bệ tả, hữu hai bên, có một bát hương bằng đá thờ Phật Thích Ca hiện đang còn, có hình thái cực nằm ngang. Hậu cung thờ minh chủ, thần chủ tả hữu hai bên, chùa còn có một khánh bằng đá dài l,8m cong hình diều, một bia đá cao 1,2m, rộng 80cm, chùa 4 mái lợp bằng tranh tre.

Từ nhừng năm 1930 về trước, các cụ cao niên trong làng cứ đến ngày mùng 1 và ngày 15 hàng tháng, lễ hội Vu lan, ngày Phật đản đến chùa tụng kinh niệm Phật, cầu binh an, mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà.

Khát ngưỡng tôn tạo

Chùa Phật Tông cùng với những ngôi chùa trong xã – chùa Hồi Long (chùa Đá), chùa Thiên Thống – tạo nên không gian sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng, nét đẹp truyền thống của cư dân vùng duyên hải miền Trung.

Nhằm đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và các tín đồ Phật tử – có một ngôi chùa Phật giáo hợp pháp. Năm 2023, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa – Trung tâm nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn Di sản Văn hóa tỉnh đã khảo cứu lịch sử chùa Phật Tông. Trên cơ sở đó, chính quyền xã Quảng Nhân và huyện Quảng Xương đề nghị các cấp có thẩm quyền phục dựng, tôn tạo, đồng thời tiến hành làm các thủ tục để được giao đất và phê quyệt quy hoạch theo quy định của pháp luật.

Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa cũng đã có quyết định bổ nhiệm Đại đức Thích Bản Sơn, thế danh Phạm Văn Duy, sinh năm 1989, tu học tại chùa Khải Nam (TP.Sầm Sơn) về trụ trì chùa Phật Tông.

Đại đức Thích Bản Sơn chia sẻ với Cổng thông tin Phật giáo – saotuvi.com: “Mong mỏi lớn nhất của nhà chùa cũng như các Phật tử là được các cấp chính quyền, ngành chức năng xem xét, đồng ý để sớm đầu tư, tôn tạo lại ngôi chùa Phật Tông để phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau này…”.

Để việc tôn tạo di tích chùa Phật Tông sớm được phục dựng, cần lắm tấm lòng của các nhà hảo tâm của những người con xứ Thanh và quý đạo hữu Phật tử thập phương để chùa Phật Tông có thể trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân trở về chiêm bái và lễ Phật, phục hồi không gian văn hóa lịch sử, làm sống lại các hoạt động văn hóa phi vật thể và tổ chức thêm các hoạt động văn hóa du lịch của địa phương.

Bài viết cùng chuyên mục
Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt
Chùa Việt

Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt

Chương trình được tổ chức dưới sự chứng minh của Đại đức...

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan
Chùa Việt

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn...

Chùa Trầm Hương
Chùa Việt

Chùa Trầm Hương

Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới...

Giai thoại chùa Phật Nhỏ
Chùa Việt

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận Thất Bửu Tự do Hòa thượng...

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương
Chùa Việt

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương

Chùa Tân Thanh, Lạng  Sơn Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có...

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu

Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ...

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala
Chùa Việt

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala

Sau hơn 03 năm (năm 2013) khởi công xây dựng bằng bê...

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình
Chùa Việt

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình

Chùa Bích Động tên khai nguyên là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng,...