Trang chủ Tâm Linh Chùa Việt Khánh Hòa: Thanh tịnh, trang nghiêm Tổ đình Sắc tứ Liên Hoa
Chùa Việt

Khánh Hòa: Thanh tịnh, trang nghiêm Tổ đình Sắc tứ Liên Hoa

Chia sẻ
Khánh Hòa: Thanh tịnh, trang nghiêm Tổ đình Sắc tứ Liên Hoa
Chia sẻ

Liên xuất tam hoàn Xuân thiên tuế

Hoa sinh ngũ sắc Lạc vạn biên

Tạm dịch:

Sen nở ba vòng Xuân mãi mãi

Hoa sinh năm sắc Lạc không cùng 

Cổng tam quan Tổ đình Sắc tứ Liên Hoa thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc (Nha Trang)

Tổ đình Sắc tứ Liên Hoa là một trong những ngôi chùa cổ nhất tỉnh Khánh Hòa (khai sáng đến nay khoảng 300 năm).

Lúc đầu chùa có tên là Linh Phong tự, tọa lạc trên công thổ làng Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc, huyện Vĩnh Xương (nay là thành phố Nha Trang), tỉnh Khánh Hòa. Chùa do Tổ Chân Hòa thiền sư thuộc phái Lâm tế  khai sơn tạo dựng  vào cuối thế kỷ 17.

Năm 1734, chùa được chúa Nguyễn Phúc Khoát ngự chế câu đối:

Phụng thùy cái hậu khê nhiễu oanh tiền duyên ninh cảnh thượng hữu linh sơn, khánh tụng vương đồ ức tải.

Sư cố tá vân đàm ngưng hữu dực quảng phước đường trung chơn tổ đạo, tăng huy Phật nhựt vạn xuân.

(Giáp Dần Hoa Triều, Quốc Chúa ngự bút) 

Bàn thờ chư vị Tỏ sư tiền bối

Năm 1736, chùa bị bão lụt làm sập, cụ Võ Triều Nguyên tiền hiền khai khẩn làng Xuân Lạc cùng toàn thể dân làng đứng ra xây cất lại, lây tên là chùa Linh Sơn

Năm 1852, Tổ Hộ Vân thiền sư trùng tu chùa, cho khắc tấm biển gỗ sơn son thếp vàng đề “Linh Phong cổ tự”. Thời gian sau, chùa bị hỏa hoạn, chỉ còn lại một số vật dụng. Dân làng đưa về dựng lại chùa ở làng Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc vào khoảng năm 1874, lấy tên là chùa Liên Hoa.

Năm 1927, bổn đạo Phật tử và dân làng đồng cung thỉnh Hòa thượng Thích Nhơn Thứ, trụ trì chùa Linh Quang, Diên Khánh về kiêm trụ trì chùa Liên Hoa.

Đặc biệt, trong thời gian Hòa thượng Thích Nhơn Thứ đảm nhiệm trụ trì, với uy đức và đạo hạnh của Ngài, ngày 21 tháng 02 năm Bảo Đại thứ 15 (1940) chùa đã được triều đình nhà Nguyễn ban biển ngạch Sắc tứ. “Sắc tứ Liên Hoa tự, Bảo Đại thập ngũ niên, nhị nguyệt nhị thập nhất nhật, Lê Công Bộ đại thần Tôn Thất Quảng cung khắc”.

Sắc tứ Liên Hoa tự (Bảo Đại thập ngũ niên nhị nguyệt nhị thập nhất nhật)

Từ năm 1958 đến năm 1967, Hòa thượng Thích Thiện Khánh, đệ tử của Hòa thượng Thích Nhơn Thứ về đảm nhiệm trụ trì. Hòa thượng đã cùng Phật tử và dân làng sửa chữa ngôi chánh điện, xây cất mới nhà hậu Tổ.

Từ năm 1975 đến nay, Hòa thượng Thích Như Minh, đệ tử của Hòa thượng Thích Thiện Khánh, đảm nhiệm trụ trì. Hòa thượng đã có công lớn trong việc cùng bổn đạo phật tử đại trùng tu ngôi Tổ đình được phát triển phạm vũ huy hoàng, trang nghiêm tú lệ như ngày nay.

Tổ đình Sắc tứ Liên Hoa không những là chứng tích của Phật giáo tỉnh Khánh Hòa mà còn là một di tích lịch sử cách mạng, được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp bằng di tích lịch sử. Trong suốt 101 ngày đêm nổi dậy của Mặt trận Nha Trang (23-10-1945) chùa Sắc tứ Liên Hoa là trụ sở của Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời huyện Vĩnh Xương. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chùa luôn luôn đồng hành cùng dân làng, chùa là một trong những địa điểm hội họp, liên lạc của cán bộ cách mạng, đóng góp một phần lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của tỉnh Khánh Hòa.

Ngày nay, Tổ đình Sắc tứ Liên Hoa luôn được các thế hệ kế thừa ra sức bảo vệ và phát huy, truyền đăng tục diệm, Tổ ấn trùng quang, lưu truyền hậu thế. 

Thật đúng là:

                                                            Liên xuất tam hoàn Xuân thiên tuế
                                                               Hoa sinh ngũ sắc Lạc vạn biên

Tam dịch:

Sen nở ba vòng Xuân mãi mãi

Hoa sinh năm sắc Lạc không cùng

Mái chùa Sắc tứ Liên Hoa tự
Tượng đài Quán Thế Âm Bồ tát tại Tổ đình Sắc tứ Liên Hoa (Xuân Lạc, Vinh Ngọc)

Trí Bửu Ủy viên Ban Thông tin Truyền thông T.Ư GHPGVN
Đầu Xuân Giáp Ngọ,  thăm Tổ đình Sắc tứ Liên Hoa, tháng 02/2014

 

Bài viết cùng chuyên mục
Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt
Chùa Việt

Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt

Chương trình được tổ chức dưới sự chứng minh của Đại đức...

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan
Chùa Việt

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn...

Chùa Trầm Hương
Chùa Việt

Chùa Trầm Hương

Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới...

Giai thoại chùa Phật Nhỏ
Chùa Việt

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận Thất Bửu Tự do Hòa thượng...

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương
Chùa Việt

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương

Chùa Tân Thanh, Lạng  Sơn Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có...

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu

Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ...

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala
Chùa Việt

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala

Sau hơn 03 năm (năm 2013) khởi công xây dựng bằng bê...

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình
Chùa Việt

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình

Chùa Bích Động tên khai nguyên là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng,...