Trang chủ Phật giáo Phật học Hiểu như thế nào về thiên đàng, địa ngục và giải thoát?
Phật học

Hiểu như thế nào về thiên đàng, địa ngục và giải thoát?

Chia sẻ
Hiểu như thế nào về thiên đàng, địa ngục và giải thoát?
Chia sẻ

Thực tế trong chúng ta không ai có thể diễn tả được hình dáng của cõi thiên đàng hay địa ngục ra sao cả. Nhưng trạng thái tâm thức thì chúng ta có thể diễn tả được vì nó đang hiện hữu và đạo Phật là đạo như thật, nói những điều nó có thật và chúng ta có thể thấy, thực hành được.

Có câu chuyện như sau: có anh chàng thắc mắc thật có thiên đàng và địa ngục hay không? Và anh tìm đến một vị đạo sĩ để giải đáp thắc mắc đó. Nói chuyện một hồi vị đạo sĩ khen anh đủ điều làm cho trong lòng anh vui sướng, hạnh phúc. Ngay đó vị đạo sĩ nói đó là thiên đàng đấy.

Nói chuyện hồi lâu vị đạo sĩ lại chê trách, xỉa xói anh chẳng đáng được khen như thế làm cho anh ta nổi nóng, cau có. Vị đạo sĩ nói đó là địa ngục đấy.

Qua chuyện trên chúng ta thấy trong một ngày mình sanh lên lộn xuống trong sáu cõi giới mà chúng ta không hề hay biết. Ta chỉ sợ sau khi chết về đâu chứ không hề quan tâm đến những phút giây hiện tại mình đang ở đâu. Sự thật thì sáu cõi giới nó nằm ngay trong nội tâm của ta.

Nếu ta sống biết yêu thương, quan tâm, trân quý người khác thì mình đang ở cõi trời; ta sân thì đang ở cảnh giới của A-tu-la; đang tham đắm, dính mắc thì liền ở cảnh giới ngạ quỷ; đang cực kỳ đau khổ thì ở cảnh giới địa ngục; đang sống si mê u tối, sống không có luân thường đạo đức thì đang ở cõi súc sanh.

Do vậy, đừng nên đi tìm những cảnh giới đó ở ngoài tâm vì không thể tìm thấy các cõi giới đó ngoài tâm. Mười tám giới nằm trọn trong tâm này. Hiểu được như vậy thì ta cũng không chạy đi tìm Niết-bàn vì bản chất chúng ta không biết rõ Niết-bàn như thế nào. Thay vào đó ta hãy làm sao cho nội tâm không còn khổ đau và phiền não nữa thì ngay đó là Niết-bàn.

Còn khi ta sống với tâm thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh, làm các việc thiện khi cần với tâm không dính mắc, không đòi hỏi, không cầu báo đáp thì ngay đó giải thoát.

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...