Trang chủ Phật giáo Phật học Hiểu đúng về cõi Tịnh phương Đông và cõi Tịnh phương Tây
Phật học

Hiểu đúng về cõi Tịnh phương Đông và cõi Tịnh phương Tây

Chia sẻ
Hiểu đúng về cõi Tịnh phương Đông và cõi Tịnh phương Tây
Chia sẻ

Mỗi vị đều có nguyện riêng. Tổng ý là chữa phiền não chướng, nghiệp chướng, báo chướng, khiến chúng sinh được an thân vui khỏe vĩnh viễn.

Chúng ta đã biết mỗi vị Bồ tát khi thành Phật đều có một thế giới riêng để giáo hóa tất cả những kẻ có duyên. Thế giới duy tâm cảm quả. Báo thân Phật do “Trí” hiện hành. Chúng ta lễ bái bảy danh diệu của Phật Dược Sư, chớ quên con đường Dược Sư, tự chữa bệnh cho mình, chữa bệnh cho chúng sinh, trước hết phải phát tâm Bồ đề cầu chứng ngộ. Sau tìm nhân tu cho liễu nghĩa. Như người làm ruộng phải lo chọn hạt giống. Người lập chí giác tỉnh phải y cứ Phật tính mà tu. Trợ duyên phát sinh trí tuệ là an tĩnh và Phật pháp. Đủ nhân đủ duyên quyết định viên mãn Bồ đề.

Thật ra không Phật và Bồ tát nào không chữa bệnh, không phải là thầy thuốc. Không Phật và Bồ tát nào không tiếp dẫn chúng sinh về cảnh an vui. Mà sao đạo Phật lại đặc biệt hướng về phương Đông cầu an, hướng về phương Tây cầu siêu? Trong khi kinh dạy chân tâm bản lai thường trụ bất động ở khắp mười phương, không hề riêng cuộc?

Đó là bởi cầu an hướng về phương Đông do mặt trời mọc nêu biểu sự sinh hoạt, cầu siêu hướng về phương Tây do mặt trời lặn nêu biểu sự tịch diệt. Trên sự thật thì quả đất xoay tròn đâu có Đông Tây. Mặt trời đứng trụ đâu có mọc lặn. Nhưng rõ ràng trong đời sống hiện tại của chúng ta vẫn có Đông Tây trong không gian, vẫn có mặt trời lặn rồi mọc để thành có hôm qua, hôm nay và ngày mai. Thời gian hư vọng nhưng vọng kiến của con người không thể thiếu một cái lịch để cùng nhau thỏa thuận về ngày, tháng, năm.

Vì khế cơ nên Đức Phật tùy theo cuộc đời sinh tử, xếp đặt giáo pháp có Đông có Tây, để chúng sinh động loạn có phương hướng quay về, an định tinh thần, dần dần giải thoát. Nhưng vẫn khế lý, mắt Phật thấy trong không gian vô tận có vô biên thế giới khổ vui đẹp xấu khác nhau. Đúng như sự thật Phật đã thấy, tương đối với trái đất của chúng ta, phương Đông có cõi Tịnh Lưu Ly, phương Tây có cõi Cực Lạc. Chúng ta học Phật nên nhận định cẩn thận cả hai pháp giới Sự và Lý. Chớ để nghi ngờ trong tâm, ngõ hầu mạnh mẽ thẳng tới vô ngại giải thoát.

(Trích ấn phẩm: “Kinh Dược Sư”

Việt dịch: HT. Thích Tuệ Nhuận

NXB Tôn giáo, 2010)

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...