Trang chủ Phật giáo Phật học Hãy trân trọng, đừng để cái tôi đánh lừa
Phật học

Hãy trân trọng, đừng để cái tôi đánh lừa

Chia sẻ
Hãy trân trọng, đừng để cái tôi đánh lừa
Chia sẻ

Trả lời: Bản ngã có nhiều cấp độ khác nhau mà Đức Phật gọi chung là “Ta, của Ta, tự ngã của Ta”. Bản ngã con người biến hóa khôn lường và biến đổi thành nhiều loại khác nhau như bản ngã cá nhân, bản ngã địa vị, bản ngã gia đình, bản ngã dòng tộc, bản ngã quốc gia, bản ngã tôn giáo, tông môn, bản ngã chủ nghĩa, bản ngã giai cấp… 

Bản ngã còn ẩn núp dưới nhiều hình thức, thí dụ:

+ “Tôi đi” là cái Ta ẩn núp trong thân,

+ “Tôi đau” là ẩn núp dưới hình thức cảm giác, 

+ “Tôi buồn” là ẩn núp trong cảm xúc, 

+ “Tôi giận” là ẩn núp trong thái độ tâm, và 

+ “Nhà Tôi, xe Tôi” là bản ngã ẩn núp ở ngoại vật.

+ “Linh hồn Tôi, tánh biết của Tôi, Phật tánh của Tôi” – tức tự ngã của Tôi, bản ngã ẩn núp dưới những chiêu bài tâm linh cao siêu như muốn làm Phật, làm Bồ Tát để cứu độ chúng sinh nên xả thân vì lý tưởng, trông giống như vô ngã vị tha nhưng thật ra cũng chỉ vì cái ngã ảo tưởng quá lớn mà thôi! 

Chỉ vì bản ngã quá lớn nghĩ rằng mình có thể cứu độ chúng sinh mà không biết rằng, mỗi người sinh ra trong cuộc đời này, mục đích là để học bài học giác ngộ chính mình. Giác ngộ chính mình còn chưa xong làm sao cứu độ chúng sinh. 

Thực ra độ chúng sinh trong Đạo Phật ám chỉ “Tự tánh chúng sinh vô biên thệ nguyện độ” tức là thoát khỏi vô số ý đồ bản ngã trói buộc chính mình chứ không phải cứu độ chúng sinh bên ngoài. 

Không phải dễ dàng phát hiện ra được cái Ta nguy hiểm trừ phi thường biết thận trọng chú tâm quan sát, hay thường trở về trọn vẹn tỉnh thức nơi thực tại thân thọ tâm pháp…

Có thể đằng sau tình yêu thương yêu ẩn chứa mầm thù hận, đằng sau sự khiêm tốn ngấm ngầm tính tự cao, đằng sau sự nhu mì đã sẵn sàng tâm hung hãn, đằng sau nụ cười tươi lại có thể là lòng nham hiểm… 

Chỉ cần thấy ra hai mặt của bản ngã để không bị nó đánh lừa là được…

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...