Trang chủ Phật giáo Phật học Hãy nhớ cái chết đang chờ chúng ta
Phật học

Hãy nhớ cái chết đang chờ chúng ta

Chia sẻ
Hãy nhớ cái chết đang chờ chúng ta
Chia sẻ

Nghe nói thế thấy buồn nhưng lẽ thật là như vậy.

Nhưng nếu chúng ta là người hiểu đạo thì không đến nổi buồn vì có cách sống như trước đã nói:

“Thân này chết nhưng tâm không chết”, như vậy mới có ý nghĩa.

Và hiện tại đây, chúng ta đâu có thời giờ để mà vui buồn, hơn thua, giành giật với nhau.

Trong khi hơn thua giành giật là giành giật cái gì?

Không chuẩn bị cho cái chết, ta sẽ tàn phá đời này và vô lượng đời sau

Những cái bóng tạm thời, đâu có nắm được gì, giống như cô công chúa đòi hạt ngọc bằng bong bóng nước, nắm rồi tan vậy thôi.

Chúng ta cũng vậy, khi còn mê cũng hơn thua giành giật, tưởng đâu nắm được gì , nhưng đâu có nắm được gì, nắm vào tay rồi cũng tan.

Nhiều khi chịu khổ nhọc để cho được danh vọng, địa vị nắm trong tay, nhưng nắm chút rồi cũng tan, có khi mới nắm đã tan rồi.

Nếu không khéo tranh đua tạo đau khổ cho nhau càng không có lợi ích mà là tạo thêm nghiệp ác.

Chi bằng cùng sống tốt với nhau để chia sẻ, nhắc nhở nhau, cùng ra đi trong vui vẻ nhẹ nhàng có phải hay hơn; vì làm khổ thêm cho nhau thì đâu có ý nghĩa gì!

Người đời vì mê không thấy được lẽ thật cho nên mới đối với nhau như vậy, còn đây chúng ta thấy được đúng lẽ thật nên hiện tại còn gặp đây phải tập sống tốt với nhau sẽ hay hơn.

Kế nữa là cũng đâu có thời giờ nhiều để cho chúng ta buông lung, phóng dật theo những cái vui giả tạo, qua chút rồi thôi.

Tại sao người đời lại phải theo những thứ đó?

Vì cuộc sống của họ quá khổ nên mượn cái đó tạm giải trí an ủi cho qua, chứ không có những cái đó thì chỉ nhớ đến khổ.

Người biết đạo đâu để thời giờ phung phí, buông lung vào những cái vui giả tạm vô ích, để mang lấy cái khổ lâu dài về sau.

Nếu là người trí, người biết tự thương mình thì đâu nên làm như vậy, mà phải suy nghĩ trở lại.

Nghĩa là sự thật nói là chúng ta sống đây để đón nhận cái chết thì đó cũng là nói hơi xa, nếu nói kỹ hơn thì phải nói cái chết nó ở ngay trong cái sống đây, không phải ở đâu mà phải đón nhận nó.

Một Thiền sư Thái Lan có lời nhắc nhở cho tất cả rằng:

“Người hiểu biết phải ý thức rõ ràng rằng mọi pháp trên thế gian không có bản thể trường cữu. Bởi vậy, người hiểu biết thì không vui hay buồn, vì họ không bị cuốn trôi theo các pháp thế gian luôn luôn biến đổi này. Trở nên vui là sinh, trở nên buồn là tử.

Chết rồi lại sinh ra, và sinh ra rồi lại chết nữa. Sống và chết trong từng phút giây là sự luôn luôn bất tận của vòng sinh tử”.

Người hiểu biết đây là người trí theo Phật pháp, thì hiểu rõ mọi pháp trên thế gian không có bản thể lâu dài của nó.

Vì thế người trí không theo pháp thế gian biến đổi mà vui buồn theo nó, thành thay đổi theo nó.

Hơn nữa, ngay hiện tại đây khỏi cần phải tìm đâu xa, sinh tử ngay trong từng phút giây, đâu phải đợi đón nhận.

Người hiểu kỹ là thấy như vậy, mà thấy vậy tức là thấy pháp, và sống được với pháp thì đúng là có chỗ sống sáng sủa và an lành, để lúc ra đi bảo đảm có sức tự chủ tuy chưa hoàn toàn nhưng cũng tương đối.

Như vậy, dòng sinh tử đáng sợ mà tất cả chúng ta đang vướng phải, nhưng lại không lo, lại lo những chuyện đâu đâu thật là quá uổng công.

Là người học Phật, là người hiểu đạo chúng ta đâu có thể sống trôi theo dòng mê lầm đó mãi, ít nhất cũng phải có chút tỉnh táo quay trở lại.

Nếu mỗi ngày có sinh tâm vui buồn, hay sinh tâm buông lung thì hãy luôn nhớ nhắc mình “Cái Chết Đang Chờ Chúng Ta” thì mấy tâm đó sẽ bớt.

Bài viết cùng chuyên mục
Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...

Nụ cười bất diệt
Phật học

Nụ cười bất diệt

Tại sao bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc...

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp
Phật học

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp

Xác định mục tiêu Đạo Phật nhấn mạnh việc thấu hiểu mục...

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo
Phật học

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo

Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học...

Kỳ quan nhân gian
Phật học

Kỳ quan nhân gian

Cảnh tượng hy hữu Hình ảnh hiếm thấy Quang cảnh uy hùng...

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu
Phật học

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu

Kết quả cao nhất là làm Phật trong hiện đời thì tôi...