Kỹ năng

Hành trang tìm việc

Chia sẻ
Hành trang tìm việc
Chia sẻ

Mới ra trường, ai cũng mong muốn kiếm được công việc “thơm tho” và đúng với chuyên ngành đã học. Muốn thế, các tân cử nhân phải biết rõ nhà tuyển dụng mong muốn điều gì ở các bạn.

1. Kinh nghiệm ở trường học

Khoảng 23% các nhà tuyển dụng cho rằng những kinh nghiệm, khả năng liên quan đến công việc là yếu tố quan trong nhất. Nhưng trên thực tế, nhiều bạn sinh viên mới ra trường rất thờ ơ với những kinh nghiệm mình đã có quan kỳ thực tập, các công việc làm thêm bán thời gian, các hoạt động ngoại khóa. Nhiều khi các bạn cứ nghĩ rằng phải đi làm ở “công ty hẳn hoi” thì mới có kinh nghiệm. Không phải vậy đâu.

2. Thái độ hòa nhã

Có một tấm bằng loại ưu chưa chứng tỏ chắc chắn bạn sẽ thành công trong công việc. Theo như 21% ý kiến của các nhà tuyển dụng thì họ đánh giá cao sự hòa hợp của các ứng viên với đồng nghiệp cũng như là công ty. Vậy thì ngay từ ban đầu khi phỏng vấn, hãy thể hiện thái độ thật hòa nhà, tránh ngắt lời người đối diện, tuyệt đối cấm kị những cử chỉ khiếm nhã.

3. Kiến thức

Đây tất nhiên là điều mà tất cả các nhà tuyển dụng đều quan tâm. Ngoài những kiến thức nâng cao để làm đẹp hồ sơ như chứng chỉ IELTS, TOEFL, chứng chỉ tin học, chứng chỉ PR,… bạn còn cần chú ý đến những kiến thức cơ bản. Thật tồi tệ biết bao nếu bạn vừa rời ghế nhà trường mà lại không thể trả lời nổi một câu hỏi trong sách giáo khoa. Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng những tấm bằng bạn đạt được chỉ là “hão danh”.

4. Lòng nhiệt tình

Không ai nhiệt tình, năng nổ với công việc hơn những sinh viên mới ra trường bởi đây là lúc họ đang rất muốn chứng tỏ mình. Sự nhiệt tình này nhiều khả năng sẽ giảm dần theo năm tháng. Vậy nên nếu bạn thiếu đi tố chất này, các nhà tuyển dụng sẽ tự hỏi: “Sau 5 năm, con người thờ ơ với công việc này có còn chút đam mê cống hiến nào không?”.

Sự nhiệt tình sẽ bù đắp cho khoản thiếu kinh nghiệm. Các nhà tuyển dụng tất nhiên cũng thích những người cống hiến vì lòng nhiệt tình hơn là vì lương bổng.

5. Sự chuẩn bị chu đáo

Điều này thể hiện rõ ngay từ đầu trong cuộc phỏng vấn. Những câu trả lời, những thắc mắc, những ý tưởng đóng góp vào sự phát triển công ty sẽ làm hài lòng nhà tuyển dụng. Các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao sự chuẩn bị chu đáo của bạn cho buổi phỏng vấn.

Bài viết cùng chuyên mục
Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ năng

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp

Trong thời đại toàn cầu hóa, tiếng Anh không chỉ là ngôn...

Kỹ năng

Mặt mũi nào chưa đánh đã thua, phải không? Điều đáng nhớ ngày đầu sự nghiệp

Những ngày nóng nhất Sài Gòn này, con người ai cũng vội...

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên
Kỹ năng

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên

Supervisor là gì? Các Supervisor thường làm việc trong nhiều lĩnh vực...

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc
Kỹ năng

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc

Deadline là gì? Deadline có thể là một ngày, một giờ cụ...

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm
Kỹ năng

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm

Trách nhiệm là gì? Trách nhiệm sẽ luôn là một gánh nặng...

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế
Kỹ năng

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế

Elearning là gì? Hiện nay, trải nghiệm học tập điện tử đã...

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính
Kỹ năng

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính

Thặng dư thương mại là gì? Ví dụ: Nếu Việt Nam xuất...

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Kỹ năng

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 Forces là gì? Bằng cách phân tích các yếu...