Trang chủ Phật giáo Phật học Giữ được cho mình chỉ có “Trình độ tâm”
Phật học

Giữ được cho mình chỉ có “Trình độ tâm”

Chia sẻ
Giữ được cho mình chỉ có “Trình độ tâm”
Chia sẻ

Tất cả những gì mình đạt được, thu thập được trong cuộc đời này thì khi tái sinh qua kiếp sau đều sẽ mất hết. Còn những gì mình thấy ra được, thấu hiểu được, chứng ngộ được thì vẫn còn lại qua các kiếp sau.

Mình có xây được cái nhà, hay có tiền trong nhà bank thì khi ra đi cũng để cho người khác hưởng, những kiến thức mình học được hay vay mượn từ người khác trong kiếp này thì kiếp sau rồi cũng quên hết. Hồi trẻ mình học thuộc lòng mấy bài kinh, đến khi già cũng đã quên rồi, nói gì tới kiếp sau.

Tập buông bỏ cho nhẹ lòng

Tuy nhiên những sự thật tự thân mỗi người chứng ngộ được, thấy ra được, thấu hiểu được thì vẫn mãi còn đó. “Chứng ngộ” thì còn, mà “thủ đắc” thì sẽ quên mất. “Trình độ tâm” thì còn mà những “bằng cấp” thì tất nhiên là không còn.

Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán là nói về “trình độ tâm” hay “trình độ nhận thức” của mỗi người, chứ không phải người ấy “sở đắc” hay “đạt được” điều gì cả. Trong sự chứng ngộ của trí tuệ thì yếu tố “xả ly” là chính, chứ không phải “thu vào” như thường hiểu là đạt được.

Trí tuệ vốn là nhất hướng xả ly – ly tham – đoạn diệt – an tịnh, nên tất cả những gì mình cho là “đạt được”, “nắm giữ” hay “của Ta” khi tái sinh đều sẽ tự động trả lại, tự động reset lại hết.

Vì vậy mình đến cuộc đời này để học ra, để thấy ra mà thôi, khi ra đi thì mình thì chỉ có thể đem theo những gì mình thấy ra được, còn bao nhiêu chuyện đời sẽ đều để lại. Thầy, bạn, người thân nào rồi mình cũng phải từ giã.

Cuộc đời vốn không phải là cái chợ để mỗi người “lựa chọn” đồ tốt, cũng không phải là đấu trường cho mỗi người “tranh đấu” để đạt được điều gì, mà chỉ là trường học để mỗi người “tự học ra, tự thấy ra” chính mình…

Bài viết cùng chuyên mục
Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...

Nụ cười bất diệt
Phật học

Nụ cười bất diệt

Tại sao bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc...

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp
Phật học

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp

Xác định mục tiêu Đạo Phật nhấn mạnh việc thấu hiểu mục...

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo
Phật học

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo

Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học...

Kỳ quan nhân gian
Phật học

Kỳ quan nhân gian

Cảnh tượng hy hữu Hình ảnh hiếm thấy Quang cảnh uy hùng...

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu
Phật học

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu

Kết quả cao nhất là làm Phật trong hiện đời thì tôi...