Phật học

Đức tướng Tăng Ni 

Chia sẻ
Đức tướng Tăng Ni 
Chia sẻ

Nhân thế mới nói, cạo tóc đắp y là hình tướng xuất gia của hàng đệ tử Phật, cạo tóc đắp y là để diệt trừ kiêu mạn, và để khác biệt với hình tướng xuất gia của ngoại đạo, cũng là nghi thức của ba đời chư Phật. 

Quyển 2, Kinh Nhân Quả chép: Bấy giờ Thái tử bèn dùng kiếm bén cạo bỏ râu tóc, liền phát nguyện rằng: “Hôm nay cạo bỏ râu tóc, nguyện đoạn tất cả những tập khí phiền não”. Cũng chính là nói, sau khi Thế Tôn rời khỏi cung vua, tự mình cạo bỏ râu tóc, quyết chí đoạn trừ tất cả phiền não, tu hành Phật đạo. 

Quyển 49, Trí Độ Luận chép: “Cạo đầu đắp y, cầm bát khất thực đây là pháp phá trừ kiêu mạn, nhân vì đầu tóc mỗi ngày phải chảy chuốc rất phiền toái.” 

Người xưa có làm bài thơ rằng: “Ba ngàn sợi phiền não, tóc bạc ba ngàn trượng, duyên sầu như thế. Cắt không đứt, chảy thì lại rối”. Nhân đây mà nói, sau khi xuất gia thế độ bặt dứt hết các duyên trần, cũng chính là cạo bỏ sự phiền phức bởi tóc này. 

Trong Phật giáo cho rằng đầu tóc là một sự biểu tượng cho sự phiền não của con người, cạo bỏ đi râu tóc, chính là cạo bỏ phiền não, tiêu trừ những tập khí cũ, bỏ đi tâm kiêu mạn giãi đãi. 

Ngoài ra, lúc Phật giáo Ấn Độ hưng khởi, cạo bỏ đi râu tóc cũng để cho phân biệt với các giáo phái khác, mục đích Tăng nhơn cạo tóc đắp y có ba điểm chủ yếu: 

1. Đoạn trừ phiền não. 2. Xả bỏ sự trang sức đẹp, tâm kiêu mạn tự cao, thực hành hạnh chơn thật, người người sinh hoạt bình đẳng. 3. Vì để khác với thế tục. 

Nhân thế mà Phật giáo quy định, Tăng nhơn không luận là nam hay nữ từ khi xuất gia phải đem đầu tóc cạo sạch, còn sau khi xuất gia mỗi nữa tháng phải cạo một lần, thời gian dài nhất là không được trãi qua hai tháng, độ dài của tóc không nên để dài hơn hai lóng tay. 

Cạo tóc đó là hình thức ban đầu để vào đạo, chính hình thức này giúp cho hành giả ngày đêm tinh tấn tu tập. Đây là một trợ duyên lớn để giúp chúng ta quán chiếu và giữ gìn oai nghi khi đi đứng ngồi nằm. Tuy nhiên, cần phải cố gắng đoạn trừ phiền não để giải thoát. 

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...