Phật học

Địa ngục từ đâu?

Chia sẻ
Địa ngục từ đâu?
Chia sẻ

Hội Sớ nói: “Không thể người khác dẫn ta, bởi nghiệp trói buộc, tự nhập cõi ác vậy”, ai dắt ta đi? Không phải ai khác, bây giờ chúng ta đã hiểu rõ, địa ngục từ đâu?

Không phải trời tạo, không phải thiên thần tạo nên, cũng không phải quỷ thần tạo nên, không phải người tạo. Địa ngục là do tội nghiệp biến hiện ra, không khác nằm mơ.

Chúng ta thử nghĩ, ai tạo ra những cảnh tượng trong mơ? Khi tỉnh dậy, bình tĩnh, để tâm nghĩ ngợi, những cảnh tượng trong mơ từ đâu mà có? Không biết đến từ đâu, khi tỉnh dậy, không thấy nữa, nó vẫn chưa biến mất, không đến không đi. Đó là cảnh tượng không sinh không diệt, không người tạo nên, hoàn toàn tự tác tự thọ.

Tạo nghiệp thiện như thế nào để thoát khỏi đọa địa ngục?

Thiện nghiệp sẽ tạo nên mộng lành, ác nghiệp thế nào? Sẽ mơ ác mộng. Thiện ác báo ứng, chúng ta có thể tìm được câu trả lời trong giấc mộng, nghĩa là, tự tác tự thọ, như lời Phật, Bồ Tát, Thánh hiền đã dạy.

Nếu quý vị oán trời trách đất, đây gọi là tội càng thêm tội, sai càng thêm sai, bởi thế hai câu sau rất hay. “Tự vào cõi ác”, là cõi ác từ nơi ác nghiệp của quý vị tạo nên, cõi ác là địa ngục, “nhập vào vạc lửa”, “vạc” là gì? Chảo, chảo lớn gọi là vạc. “Tự nhập vào ngục lửa và chảo nước sôi”, những thứ này mô tả những cảnh tượng địa ngục, cảnh giới địa ngục. Ngục lửa là đốt cháy, vạc sôi là nấu trong nồi, ai làm những việc này?

Chúng ta thấy giết vật ăn thịt, xác những động vật này, có phải để chúng nó nấu nướng chăng? Đó là vạc sôi. Hôm nay quý vị nấu thịt, đến địa ngục tự mình nấu mình, tại sao?

Nghiệp biến hiện ra. Biến hiện địa ngục vạc sôi, quý vị tự đến nhảy vào đó. Nhảy vào đó, cả địa ngục là biển lửa, quý vị chạy nhảy trong đó.

Tịnh Ảnh Sớ nói: “Nghiệp ác lôi đi, quỉ thần ghi sổ, đem vào đường ác, chịu khổ thiêu đốt, nên nói “rất khổ”, đến địa ngục, thấy những cảnh giới trong địa ngục.

Trong địa ngục có đầu trâu mặt ngựa, những ác quỉ đó đó đến trị tội quý vị, những ác quỉ đó từ đâu mà có?

Tất cả đều do nghiệp lực chúng ta biến hiện ra, không liên can gì đến bên ngoài, tất cả đều do nghiệp lực ta biến ra. Thậm chí ở trong địa ngục, quý vị còn thấy vua Diêm la, thấy quỉ vương, tất cả đó đều do nghiệp lực chúng ta biến hiện ra.

Đêm ngủ quý vị nằm mơ, mơ thấy Phật Bồ Tát, mơ thấy Phật A Di Đà, cũng do tự tánh biến hiện, lí do?

Mỗi ngày niệm Phật, mỗi ngày nhớ Phật, nằm mơ, Phật liền hiện ra. Mỗi ngày tạo nghiệp ác, tạo sát đạo dâm vọng, nằm thấy mình đến địa ngục, mơ thấy quỉ vương, tất cả đều do ta mà ra.

Phật dạy rất đúng, tất cả pháp đều do tâm tưởng sinh, hay, ngoài tâm không pháp, ngoài pháp không tâm. Tất cả pháp đều do tự tánh biến hiện ra, tự tánh năng sinh, năng hiện, năng biến.

Các pháp là tự sinh, sở hiện, sở biến, nói rất cụ thể, rất rõ ràng, phải hiểu, phải nhận thức đầy đủ, nếu chúng ta sửa tâm, vấn đề gì cũng được giải quyết.

Vạn pháp duy tâm, nếu tâm tốt lành, tâm nếu tốt, đối nhân xử thế, một lòng chân thành, một mực yêu thương, việc gì cũng được giải quyết.

Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa. 

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...