Trang chủ Phật giáo Phật học Đâu là nhân tạo ra tâm thiện và tâm ác?
Phật học

Đâu là nhân tạo ra tâm thiện và tâm ác?

Chia sẻ
Đâu là nhân tạo ra tâm thiện và tâm ác?
Chia sẻ

Phiền não có thể được hiểu là khổ đau, hoặc như thể có người đang tạo ra nỗi đau, vì phiền não không để chúng ta yên mà khiến tâm luôn vọng động, khiến chúng ta phải tái sinh vào nhiều cõi giới khác nhau, trải nghiệm khổ đau và không có sự tự do, tự tại.

Tin tốt lành là khi tìm hiểu căn nguyên của phiền não, chúng ta thấy rằng phiền não bắt nguồn từ tâm như huyễn tin vào sự tồn tại của cái “tôi” (chấp ngã) trong khi cái “tôi” đó hoàn toàn không có thực. Khi chúng ta bắt đầu hiểu về bản chất vô ngã của cái “tôi” và cuối cùng có sự tự tin trong trải nghiệm thì giống như nơi có ánh sáng sẽ không còn bóng tối, nhân của khổ đau bị tiêu trừ và chúng ta đạt được chứng ngộ về vô ngã. Vì lý do này, phiền não được gọi là nhiễm ô thế gian. Đại Thừa Tối Thượng Mật Luận (Uttara Tantra) và các kinh điển khác dạy rằng tâm bản lai vốn không bị phiền não làm nhiễm ô. Vì thế, khi tâm được tịnh hóa khỏi phiền não là tính ích kỷ, chung ta bắt đầu trải nghiệm hạnh phúc thế gian và cuối cùng trưởng dưỡng đầy đủ mọi phẩm chất từ bi và trí tuệ. Khi các phiền não, ví dụ như ích kỷ và các nhiễm ô thế gian khác cùng tàn dư của chúng đã được tịnh hóa, thì các phiền não đó chắc chắn sẽ được thay thế bằng các phẩm chất có từ bản lai là “Như Lai Thập Lực” và “Tứ Vô Úy”.

Giáo pháp dạy rằng: “Tâm vô ngã là Phật” và tâm này được gọi là Bảo tính tâm. Một số Mật điển goi tâm này là tâm bản lai. Ngoài tâm ra, không có cơ sở nào để xác định phẩm chất vì thế việc triệu thỉnh được thực hiện hướng tới tâm bản lai là Thượng sư tôn quý. Nếu suy ngẫm về Bi vô lượng tâm, được trình bày trong phần thực hành chung, hoặc Thượng sư Tối thượng Bí mật được giảng trong Kim cương thừa, chúng ta nhất định có thêm niềm tin rằng Đức Phật là một bậc Thầy vô song. Tôi nói rằng chúng ta có thêm niềm tin vì ý nghĩa của các văn bản gốc như “Tán thán Đức Phật” đã được các bậc giáo thọ và nhiều bậc Thầy khác luận giải cho tôi hiểu từ khi tôi còn bé. Những kết quả nghiên cứu mà các nhà khoa học trong thời đại ngày nay tự hào công bố sau nhiều năm nghiên cứu bằng cách sử dụng công nghệ hiện đại, đã được Đức Phật chỉ ra từ cách đây hơn 2.500 năm. Sự thật này đem lại cho chúng ta một cảm giác kinh ngạc và tin tưởng vào giáo pháp.

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...