Trang chủ Phật giáo Phật học Đạo đế và diệt đế vốn đã có sẵn ngay từ đầu
Phật học

Đạo đế và diệt đế vốn đã có sẵn ngay từ đầu

Chia sẻ
Đạo đế và diệt đế vốn đã có sẵn ngay từ đầu
Chia sẻ

Như Đức Phật khi còn trẻ thơ, Ngài đi xem lễ Hạ Điền với cái tâm hoàn toàn thanh tịnh trong sáng, nhưng Ngài không biết giá trị của cái tâm ấy. Rồi sau này Ngài mới đi tìm, Ngài tu thiền định thì thấy chưa đúng vì còn phiền não & đau khổ, sau đó Ngài chuyển sang tu khổ hạnh cũng thấy không đúng vì vẫn còn phiền não & đau khổ. Cuối cùng Ngài buông xuống hết, nhớ lại hồi còn bé khi tâm rỗng lặng trong sáng thì ngay đó đâu có phiền não & khổ đau gì đâu. 

Té ra cái tâm rỗng lặng trong sáng ấy đã có trước ngay từ đầu, vậy nên mới có câu “nhân chi sơ tính bổn thiện”. “Nhân chi sơ” không phải ý nói “khi ta mới sinh ra” mà ý nói “nguyên gốc bản tâm của mỗi người” vốn thanh tịnh trong sáng. Đức Phật cũng xác định bản tâm chói sáng Pabhassara citta đã có sắn ngay từ đầu. 

Cái tâm ấy có thể gọi là “Phật tánh” cũng đúng, “tánh giác” hay “tánh biết” cũng đúng, nhưng mình ở trong nó nên mình không biết được giá trị của nó. Mình không biết rằng chính tánh biết ấy đã là Đạo Đế, và chính tánh biết ấy thấy được Niết-bàn. Ngay từ đầu mọi thứ đã quá rõ ràng rồi, nhưng chúng ta lại chưa thấy như vậy.

Thế rồi nơi mỗi người chúng ta xuất hiện bản ngã vô minh-ái dục, chúng ta lang thang tìm kiếm trong luân hồi sinh tử, ngụp lặn trong phiền não khổ đau để rồi hoàn toàn thất vọng mà buông bỏ. Đến khi xả ly-ly tham-đoạn diệt hết rồi mới phát hiện rằng, té ra Đạo Đế & Diệt Đế đã có sẵn rồi. 

Vậy tu học chính là đi một vòng “luân hồi sinh tử” để đến cuối cùng mới nhận ra rằng “mình vốn không luân hồi sinh tử”…

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...