Trang chủ Phật giáo Phật học Đâm lén người khác từ trong tâm
Phật học

Đâm lén người khác từ trong tâm

Chia sẻ
Đâm lén người khác từ trong tâm
Chia sẻ

Một hôm, Munenori đi dạo hoa viên với một chú tiểu đồng theo hầu, đang trầm ngâm nhìn hoa đào nở, kiếm sư bỗng quay phắt người lại, đảo mắt nhìn quanh với vẻ tìm kiếm.

Quan sát hồi lâu, không thấy gì, kiếm sư bỏ về phòng riêng và bỏ luôn buổi ăn trưa thường nhật.

Môn đồ của kiếm sư Munenori thấy lạ, lên vấn an thầy và hỏi duyên cớ vì sao ông cỏ cơm trưa. Monenori đáp:

– Ban sáng, lúc đi dạo vườn, thầy bắt gặp một cảm xúc: có người sắp đâm lén mình. Thầy chưa bao giờ lầm về những linh cảm này. Vậy mà, cho đến bây giờ, thầy vẫn chưa tìm ra hung thủ. Vì thế thầy bỏ cơm.

Các môn đệ bối rối nhìn nhau, riêng tên tiểu đồng theo hầu Munenori lúc sáng thì tái mặt, bước ra thưa:

– Bạch sư phụ, tên vô lại ấy chính là con. Lúc đi theo hầu sư phụ, con khởi lên ý tưởng rằng: “Dù cho thầy là một kiếm sư lừng danh đi nữa, nhưng chắc Ngài không thể nào đỡ nổi những nhát kiếm đâm lén từ sau lưng được…”. Con đã nghĩ như vậy, xin sư phụ tha tội cho con!

Munenori cười ha hả:

– Ðáp số đã tìm ra rồi, các con hãy dọn cơm cho thầy dùng nhanh lên.

Bạn thân mến!

Một kiếm sư lỗi lạc không cần lúc nào cũng lăm lăm cây kiếm trong tay, vừa múa, vừa la, mặt mũi oai phong lẫm liệt như những kịch sĩ mà chúng ta thường thấy trên sân khấu… Rất có thể, vị ấy không còn dùng đến kiếm nữa nhưng vẫn đỡ được bất cứ đường gươm nào, trước mặt hoặc sau lưng. Hay tuyệt diệu hơn, như kiếm sư trên đây, khám phá ra những đường gươm của đối phương từ khi chúng hãy còn trong tâm tưởng.

Cũng như vậy, một thiền giả có thể không chỉ thực hành ngồi khoanh chân kiết già, miệng nói về các thiền ngữ hay chỉ tập trung vào hơi thở để tâm trở nên tĩnh lặng. Theo nghĩa rộng hơn, một hành giả cần tự tại trước bát phong, ung dung đón nhận bất cứ thuận hay nghịch cảnh từ mọi phía. Và cũng như kiếm sư Munenori, các bậc Thầy có thể khám phá ra những tên giặc tham sân si ngay lúc chúng  mới manh nha trong tâm thức, như lời một thiền sư dạy:

“Quan bất dung châm,

Tư thông xa mã.”

Nghĩa là, hành giả sẽ kiểm soát tâm mình thật miên mật như một nhân viên thuế vụ, một cây kim không thể lọt qua cửa nữa là xe ngựa rộn ràng, đồ sộ, phải không bạn?

(Nguồn: “Hư hư lục”

Tác giả: Thích Nữ Như Thủy)  

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...