Trang chủ Kiến Thức Kỹ năng Công tác chuẩn bị việc làm sau khi ra trường.
Kỹ năng

Công tác chuẩn bị việc làm sau khi ra trường.

Chia sẻ
Công tác chuẩn bị việc làm sau khi ra trường.
Chia sẻ


Những ai có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thường bắt đầu sắp đặt kế hoạch cho công việc đầu tiên của họ sau khi ra trường từ nhiều tháng trước khi tốt nghiệp. Và đôi khi chính điều này sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc có được công việc ưng ý như bạn từng mơ ước.

Bốn tháng trước khi tốt nghiệp

Lúc này bạn cần có được cho mình một bản kế hoạch và đặt mục tiêu để quyết định bạn muốn làm công việc chuyên môn gì. Điều này sẽ góp phần định hướng nghề nghề của bạn một cách kỹ lưỡng hơn.

Sau đó, bạn nên bắt đầu đọc các báo địa phương và các trang web việc làm để có hiểu biết căn bản về các loại công việc hiện có và những phẩm chất cần có cũng như xác định những công ty trong lĩnh vực bạn hướng tới và bắt đầu việc nghiên cứu để tìm hiểu thêm về họ.

Bạn cũng có thể liên lạc với các công ty để xin tài liệu thông tin. Khi đã có đủ thông tin và cùng với sự xem xét, phân tích của bạn, bạn hãy lập danh sách các công ty bạn muốn làm việc và lý do.

Cùng với đó, sẽ rất quan trọng cho bạn đối với công việc soạn thảo lý lịch của bạn. Bạn có thể nhờ một giáo viên hoặc một ai đó mà bạn biết đang làm việc trong lĩnh việc chuyên môn bạn đang tìm hiểu để góp ý cho bạn. Đồng thời, bạn nên đến các trung tâm hướng nghiệp của trường hay Đoàn thanh niên để biết những dịch vụ của họ dành cho người đi tìm việc.

Ngoài ra, nếu không quá vướng bận chuyện học hành thì bạn có thể tìm một công việc thực tập hoặc tình nguyện để có những kinh nghiệm làm việc cần thiết và mở rộng kinh nghiệm hiện có của bạn.

Ba tháng trước khi tốt nghiệp

Vào thời điểm này, bạn hãy tìm đến ba người biết rõ công việc mong muốn của bạn, đó là giáo viên, người sử dụng lao động, người giới thiệu việc làm. Hãy cho họ biết bạn đang tìm việc làm và những người sử dụng lao động có thể gọi bạn đến để phỏng vấn.

Sau khi thực hiện xong công việc trên, bạn nên gửi bản lý lịch kèm theo một thư xin việc đến những công ty trong danh sách của bạn để hỏi về những công việc đang cần người. Bạn cũng nên gửi lý lịch của bạn cho các tổ chức giới thiệu việc làm có liên quan.

Không dừng lại ở đây, bạn hãy tiếp tục đọc sách báo và các trang web để tìm ra thêm các công việc phù hợp với mình cũng như nói cho tất cả mọi người quen của bạn rằng bạn đang tìm việc làm.

Hai tháng trước khi tốt nghiệp

Công việc bạn nên làm lúc này là tiếp tục liên hệ với các công ty trong tầm ngắm để kiểm tra xem họ đã nhận được bản lý lịch của bạn chưa và có công việc nào cần người không. Đối với những công ty nào hiện chưa có nhu cầu cần người, bạn hãy cố gắng tìm thêm những thông tin của họ càng nhiều càng tốt.

Bên cạnh đó, bạn hãy tìm một người có thể giúp bạn thực hành việc phỏng vấn – hãy nghĩ về lý do mà các công ty đó hấp dẫn bạn và những kỹ năng hoặc phẩm chất đặc biệt mà bạn có. Để tỏ rõ sự lịch sự, bạn cần gửi thư cảm ơn cho tất cả các đại diện công ty mà bạn phỏng vấn. Nếu có thể, bạn hãy xin các thư giới thiệu của những người chủ hiện tại và trước đây và các giáo viên không phải là một trong số ba người giới thiệu bạn.

Một tháng trước khi tốt nghiệp

Đây là thời điểm quan trọng nhất. Bạn hãy bắt đầu phỏng vấn về các công việc tiềm năng. Nếu bạn không được nhận vào làm việc sau khi phỏng vấn, bạn hãy tìm nguyên nhân và đưa ra những giải pháp cho chiến lược tìm việc của bạn. Bạn nên yêu cầu các công ty chưa cần người hoặc người từ chối bạn hãy lưu giữ lý lịch của bạn để cân nhắc trong tương lai.

Nếu bạn được nhận vào làm, bạn hãy thông báo cho các công ty khác mà gửi đơn xin việc và yêu cầu họ gạch tên bạn khỏi danh sách những người đang nộp hồ sơ xin việc.

Không nên thất vọng nếu bạn thấy mình không có được một công việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, trên thực tế có rất nhiều người thành đạt ngày nay đã phải mất nhiều thời gian để có được một công việc sau khi ra trường. Lúc này, điều quan trong là bạn tiếp tục với những bước đi ở trên và điều chỉnh theo tình hình thực tế.

Trong quá trình tìm việc, bạn nên định kỳ xem xét lại để đánh giá thư xin việc, sơ yếu lý lịch, phương pháp tìm kiếm của bạn, các ngành và công việc bạn đang xin vào làm. Việc này sẽ giúp bạn tiếp tục giữ đúng hướng và giảm thiểu những cố gắng không cần thiết.

Bài viết cùng chuyên mục
KẾ HOẠCH KIẾM TIỀN VỚI AFFILIATE + GOOGLE ADS
Kỹ năng

KẾ HOẠCH KIẾM TIỀN VỚI AFFILIATE + GOOGLE ADS

Dưới đây là bản kế hoạch A-Z siêu thực tiễn dành cho...

KẾ HOẠCH MMO TỔNG THỂ TRONG 12 THÁNG
Kỹ năng

KẾ HOẠCH MMO TỔNG THỂ TRONG 12 THÁNG

🎯 Mục tiêu: 🗓 THÁNG 1: KHỞI ĐỘNG – ĐẶT NỀN TẢNG...

Kỹ năng giao tiếp thông minh và hiệu quả
Kỹ năng

Kỹ năng giao tiếp thông minh và hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng...

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ năng

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp

Trong thời đại toàn cầu hóa, tiếng Anh không chỉ là ngôn...

Kỹ năng

Mặt mũi nào chưa đánh đã thua, phải không? Điều đáng nhớ ngày đầu sự nghiệp

Những ngày nóng nhất Sài Gòn này, con người ai cũng vội...

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên
Kỹ năng

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên

Supervisor là gì? Các Supervisor thường làm việc trong nhiều lĩnh vực...

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc
Kỹ năng

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc

Deadline là gì? Deadline có thể là một ngày, một giờ cụ...

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm
Kỹ năng

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm

Trách nhiệm là gì? Trách nhiệm sẽ luôn là một gánh nặng...