Site icon Sao Tử Vi

Công chứng viên là gì? Tiêu chuẩn để trở thành một công chứng viên (quy định mới nhất)

Công chứng viên là gì

Công chứng viên là một trong những nghề nghiệp đang gây sốt hiện nay khi nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Vậy công chứng viên là gì? Điều gì khiến nghề này trở nên hấp dẫn như vậy? Cùng docngam.com tìm hiểu ngay nhé!

Công chứng viên là gì

I. Công chứng viên là gì?

Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng 2014 và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

Công chứng viên có nhiệm vụ thực hiện chức năng công chứng nhà nước, đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức nhằm giúp ổn định và phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam. 

Công chứng viên là người thực hiện các hoạt động công chứng

Công chứng viên sẽ không được kiêm nhiệm các công việc khác và phải do Bộ trưởng Bộ tư pháp bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.

>>> Tham khảo thêm:Chuyên gia là gì và làm thế nào để bạn trở thành một chuyên gia?

II. Công việc của công chứng viên

Một công chứng viên sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

Các công việc của một công chứng viên

IV. Điều kiện CẦN và ĐỦ để được bổ nhiệm thành công chứng viên

1. Điều kiện CẦN

1.1 Là công dân Việt Nam và đăng ký thường trú tại Việt Nam

Điều kiện đầu tiên và tiên quyết để trở thành một công chứng viên ở Việt Nam chính là phải là công dân Việt Nam. Bạn phải mang quốc tịch Việt Nam, đang cư trú, sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam và có đăng ký thường trú. Lưu ý người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam không thể trở thành công chứng viên ở Việt Nam.

Điều kiện để trở thành công chứng viên phải là công dân Việt Nam
1.2 Có phẩm chất đạo đức tốt và tư tưởng vững vàng

Thông qua hoạt động công chứng thì mỗi công chứng viên đã góp phần bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng. Thế nên công việc này yêu cầu những người có tính trung thực, có trách nhiệm và phải tuân thủ theo đạo đức hành nghề công chứng là điều không thể thiếu.

1.3 Tuân thủ Hiến pháp và quy định của pháp luật Việt Nam

Do tính chất công việc liên quan đến pháp lý, đồng thời công chức viên đóng vai trò quan trong việc bảo đảm tính hợp pháp các hợp đồng, giao dịch. Chính vì thế để trở thành một công chứng viên bạn cần luôn nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và Hiến pháp Việt Nam.

>>> Tham khảo thêm: Pháp chế là gì? Tìm hiểu về pháp chế và nghề pháp chế tại Việt Nam

2. Điều kiện ĐỦ

1.1 Tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Luật

Bạn có thể lấy bằng cử nhân Luật từ các cơ sở đào tạo Luật uy tín hoặc các trường Đại học có đào tạo ngành Luật và có đủ điều kiện để cấp bằng cử nhân Luật.  

1.2 Thời gian công tác pháp luật 5 năm trở lên

Ngoài việc có bằng cử nhân Luật bạn còn phải có thâm niên công tác pháp luật từ 5 năm trở lên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức hành nghề luật hoặc các văn phòng luật. Đối mặt với các tình huống thực tế và tích lũy được kinh nghiệm giúp bạn dễ dàng giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện hoạt động công chứng.

1.3 Tốt nghiệp khóa đào tạo nghiệp vụ công chứng

Khóa đào tạo công chứng sẽ giúp bạn nắm chắc về nghiệp vụ công chứng, đồng thời cung cấp các kiến thức cần thiết trong nghề này. Tuy nhiên, một số trường hợp do luật được miễn tham gia vào khóa đào tạo này. 

1.4 Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề

Bạn cần phải tập sự hành nghề công chứng tạo một tổ chức hành nghề công chứng bất kỳ. Bạn có thể tự liên hệ tổ chức hành nghề này hoặc nếu không thể liên hệ được bạn có thể đề nghị Sở tư pháp địa phương giới thiệu và bố trí tổ chức để bạn tập sự. Sau khi tập sự, bạn đạt yêu về kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng thì sẽ nhận được Giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng.

Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng
1.5 Đảm bảo sức khỏe để hành nghề công chứng

Sức khỏe là một phần không thể thiếu khi bạn làm bất kỳ ngành nghề nào. Đối với nghề công chứng cũng không ngoại lệ, bạn cần phải đảm bảo sức khỏe tốt để đảm nhận và hoàn thành tốt các công việc được giao.

V. Quyền và nghĩa vụ của một công chứng viên

1. Quyền lợi

Tham gia thành lập Văn phòng công chứng

2. Nghĩa vụ

Công chứng viên phải giữ bí mật về nội dung công chứng

VI. Quy định về đào tạo và miễn đào tạo nghề công chứng

1. Quy định về đào tạo nghề công chứng

2. Các trường hợp miễn đào tạo

Một số trường hợp được miễn đào tạo nghề công chứng bao gồm:

Tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 khoản 1 điều 10 của Luật công chứng năm 2014 những người được miễn đào tạo phải tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghề công chứng 3 tháng và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.

>>> Tham khảo thêm: Kiểm soát viên là gì? Vai trò kiểm soát viên trong công ty

VII. Thuận lợi và khó khăn của nghề công chứng viên.

1. Thuận lợi

Nghề công chứng đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các cử nhân chuyên ngành Luật. Do quy định của pháp luật bắt buộc công chứng hợp đồng, giao dịch, đặc biệt là lĩnh vực nhà đất. Điều này đã thúc đẩy số lượng khách hàng có nhu cầu công chứng ngày càng tăng cao. 

Đồng thời, văn phòng công chứng cũng được thành lập cũng nhiều hơn so với trước đây. Ngoài ra, nhờ ứng dụng công nghệ vào hoạt động công chứng cũng trở nên thuận lợi hơn.

Ứng dụng công nghệ vào hoạt động công chứng

2. Khó khăn

Sự gia tăng nhanh chóng của các văn phòng công chứng dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, bất chấp mọi thứ để có khách hàng. Đồng thời, công chứng là việc bảo đảm về mặt pháp lí cho nên đây cũng là một ngành nghề có rủi ro cao. 

Đồng thời, cơ sở dữ liệu thông tin chưa được nhà nước xây dựng và kết nối với các cơ quan cho nên việc công chứng vẫn còn đang theo từng địa phương và phải đi đến cơ quan để công chứng trực tiếp gây ra nhiều bất tiện và hạn chế cho người dân. 

Kết luận

Như vậy bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc thông tin công chứng viên là gì cũng như những quy định khác về công chứng viên. Để trở thành một công chứng viên mỗi người phải trải qua một thời gian học tập và rèn luyện, đồng thời phải cọ xát với thực tế để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Hy vọng bài viết này đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn. Hãy thường xuyên truy cập docngam.com để biết thêm nhiều thông tin hữu ít về nhà đất, việc làm,… nhé!

Nếu bạn muốn tìm việc làm bán nhà đất hoặc về mảng giấy tờ như công chứng viên bất động sản, xem ngay tại Mua Bán:

>>> Xem thêm:

Exit mobile version