Trang chủ Phật giáo Phật học Có trí tuệ mới thật sự có an lạc
Phật học

Có trí tuệ mới thật sự có an lạc

Chia sẻ
Có trí tuệ mới thật sự có an lạc
Chia sẻ

Khi có trí tuệ hoàn toàn thì bạn sẽ buông bỏ hoàn toàn, do buông bỏ hoàn toàn thì tâm bạn sẽ an lạc hoàn toàn.

Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú:

“Tham ái sanh ưu sầu

Tham ái sanh lo sợ

Ai không còn Tham ái

Không sầu, không sợ hãi.”

Cuộc sống đương nhiên chúng ta cần phải tạo tác và cố gắng gìn giữ những gì quan trọng như: cha mẹ, vợ, chồng, con cháu, người thân, bạn bè, đối tác, nhà cửa, tài sản,…Nhưng, một khi đã cố gắng gìn giữ hết sức mà vẫn không được thì thôi buông đi.

Bởi vì, mong muốn là một nẻo, còn nhân duyên là một nẻo. Mong muốn là thuộc phần chúng ta, còn nhân duyên thuộc nhiều yếu tố khác nữa. Một khi không đủ nhân duyên, một khi không còn duyên nợ thì dầu ta có cố gắng nắm níu cũng không được.

Giống như, một khi người ta đã muốn ra đi thì dù ta có cố gắng nắm níu khóc than năn nỉ cũng không được. Một khi đã nắm níu không được thì nắm níu để làm gì? Nó chẳng những không được gì mà khiến mình thêm đau khổ. Do đó, người có trí tuệ là người hiểu biết Nhân Duyên và chấp nhận mọi hoàn cảnh vượt ngoài tầm tay. Do vậy, người hệ lụy vào người khác thì chắc chắn sẽ đau khổ không sớm thì muộn.

Chỉ có người nương tựa nơi chính mình, tự chủ là sẽ có tự do, có tự do sẽ có tự tại, có tự tại sẽ có an lạc.

Những ai tham ái đắm say

Sẽ rơi trở lại loay hoay giữa dòng

Nhện giăng lưới, tự sa tròng

Người trí cắt đứt rỗng không, khước từ!

Quá khứ, hiện tại, vị lai

Thảy trôi đi hết xa ngoài dặm không!

Bỏ thế tình, thoát qua sông

Thôi lặn hụp mãi giữa dòng tử sinh?

Kinh Pháp cú thi hóa.

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...