Trang chủ Phật giáo Phật học Có thể vãng sanh hay không là do hai chữ “thật thà”
Phật học

Có thể vãng sanh hay không là do hai chữ “thật thà”

Chia sẻ
Có thể vãng sanh hay không là do hai chữ “thật thà”
Chia sẻ

Từ cảnh mộng mỗi đêm, có thể trắc nghiệm công phu và cảnh giới của chính mình. Trước kia, chưa học Phật, ác mộng thật nhiều, học Phật mấy năm, tuy vẫn nằm mơ, nhưng ác mộng dần dần ít đi, đó là tiến bộ.

Lại tiến hơn bước nữa, ác mộng trọn chẳng có, nằm mộng chẳng rất loạn, sẽ hiểu rõ ràng, minh bạch. Lại càng thù thắng hơn nữa là thường xuyên mộng thấy Phật, Bồ Tát, mộng thấy giảng kinh, mộng thấy nghe kinh, mộng thấy niệm Phật, dự Phật Thất, nằm mộng những chuyện ấy. Tốt lắm!

Ban ngày tu hành, buổi tối vẫn tiếp tục không ngừng. Đó là cảnh giới tốt đẹp, thường nói là “nhật hữu sở tư, dạ hữu sở mộng” (ngày nghĩ gì, đêm mộng đó). Cùng một đạo lý, vì sao Tây Phương Cực Lạc thế giới tốt đẹp ngần ấy? Lòng người tốt đẹp!

Tâm chẳng tốt đẹp sẽ không thể vãng sanh, không thể đến đó, đạo lý là như vậy đó! Vì thế, thời cổ, vàng, bạc, bảy báu nhiều, hiện thời ít ỏi, hiện thời những thứ này [hầu như] chẳng còn nữa. Vì sao chẳng có? Biến chất rồi! Biến đổi theo lòng người mất rồi. Chúng ta nhất định phải hiểu rõ ràng đạo lý này!

Biết bản thân tội chướng sâu dày, quyết chí niệm Phật cầu vãng sanh

Vì thế, nếu muốn vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, đối với chúng ta mà nói thì chỉ một câu A Di Đà Phật chưa đủ dùng, nhưng có một hạng người [đối với họ, câu niệm Phật] rất hữu dụng, người như thế nào? Người thật thà.

Chúng ta là những kẻ chẳng thật thà, cho nên đối với chúng ta [chỉ một câu Phật hiệu đơn độc] sẽ vô dụng. Vì sao nói là chẳng thật thà?

Niệm câu A Di Đà Phật vẫn dấy lên vọng tưởng, một hồi nghĩ chuyện này, một hồi nghĩ chuyện khác, chẳng thật thà!

Nếu quý vị thật thà, nói thật ra, kinh luận gì cũng đều chẳng cần, một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng, quyết định vãng sanh, vọng niệm gì, nghi lự gì đều chẳng còn nữa! Vì sao tôi biết các vị chẳng thật thà?

Vì các vị thường đến hỏi tôi, hỏi này, hỏi nọ, tức là chẳng thật thà. Người thật thà chắc chắn chẳng có nghi vấn. Hễ quý vị có câu hỏi, sẽ là chẳng thật thà! Người chẳng thật thà bèn làm như thế nào?

Phải cậy vào kinh giáo! Nói cách khác, kinh giáo giúp chúng ta học thật thà. Hiện thời, chúng ta lắm nỗi nghi lự, nhiều câu hỏi; hễ các đạo lý trong kinh điển đều hiểu rõ ràng thì những câu hỏi ấy đều chẳng còn nữa, đoạn nghi sanh tín mà!

Sau đó, mới học làm một kẻ thật thà, chắc chắn có thể thành tựu. Do vậy nói “có thể vãng sanh hay không là do hai chữ Thật Thà!”

Thật thà bèn có thể vãng sanh, không thật thà sẽ chẳng thể vãng sanh, rất trọng yếu! Đó là nói về vật chất chuyển biến, vì sao Tây Phương Cực Lạc thế giới tốt đẹp dường ấy là có đạo lý.

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...