Trang chủ Tâm Linh Chùa Việt Chuyện kể chùa Già Lam, Hậu Giang
Chùa Việt

Chuyện kể chùa Già Lam, Hậu Giang

Chia sẻ
Chuyện kể chùa Già Lam, Hậu Giang
Chia sẻ

Tuy chùa có diện tích không rộng nhưng lại có rất nhiều cảnh đẹp bố trí khá hài hòa tạo không khí rất uy thiêng. Trước tiên là mấy câu thơ để nói về một  bức tượng ngựa Xích Thố đã tồn tại 50 năm tại chùa với  câu chuyện ly kỳ đính kèm bài thơ: 

“Xích Thố tiếng rền rạng cõi Đông

Nêu danh tuấn mã sức toàn hồng

Trường đồ ngàn dặm hơi chưa sút

Chiến địa trăm phen sức tựa không”.

Về sự kiện ngựa Xích Thố trên, Thượng tọa Thích Huệ Sanh, hiện đang trụ trì chùa kể rằng: Khi chùa mới xây cất, Quan Thánh Đế hiện về phán: “Ai cúng dường một con ngựa thì ngài sẽ phù hộ độ trì cho người đó đến 3 đời”. Một thời gian sau có một người ở xa tới cúng dường 1 triệu đồng rồi nhờ chùa tìm người làm tượng ngựa. Điều kỳ lạ là người này theo đạo Thiên Chúa. Sau đó chùa đã mời một nghệ nhân tạc tượng nổi tiếng ở Sóc Trăng về thực hiện tượng này vào năm 1964 sau 30 ngày thì hoàn thành.

Có một giai thoại được lưu truyền đến nay là sau khi sắp xong công trình, nghệ nhân này đã cho làm đầy đủ lục phủ ngũ tạng bằng xi măng bỏ vào trong bụng ngựa rồi mới đắp tượng lại. Đến nay mục đích và ý nghĩa của hành động lạ thường này vẫn là một câu chuyện mang đầy màu sắc bí ẩn chưa có lời đáp.

Pho tượng này có toàn thân màu hồng sậm, cao hơn 3m, dài khoảng 2m với tư thế dũng mãnh, hiên ngang như đang chuẩn bị xung trận.Tuy đã trải qua dòng thời gian trên 50 năm, pho tượng trên vẫn còn rất mới dù chưa được trùng tu lần nào.

Về nguồn gốc ngôi chùa này, Hòa thượng trụ trì cho biết thêm: Chùa Già Lam trước đây có tên gọi là chùa Quan Thánh Đế được Hòa thượng Thích Huệ Đức sáng lập, xây dựng vào khoảng năm 1940. Đến năm 1970 mới đổi tên thành chùa Già Lam Cổ Tự. Chùa Già Lam Cổ Tự thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cùng nhiều Bồ tát khác và Quan Công (tức Quan Vân Trường, một tướng cuối nhà Đông Hán thời Tam Quốc bên Trung Quốc).

Về kiến trúc chùa được xây dựng theo phong cách Ấn Độ với nhiều hạng mục chủ yếu như : 8 lễ đài chính như: tượng Phật Di Lặc, Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm, Vườn Lâm Tì Ni, Thái Tử cắt tóc, một Bạch tượng, một Xích Thố, 8 vị Lân, 25 đỉnh hương và nhiều bảo tháp….

Dù không có quá trình xây dựng lâu đời như các ngôi chùa cổ khác nhưng đến với Già Lam Cổ Tự bây giờ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều bức tượng độc đáo, công phu cùng với nhiều hạng mục điêu khắc tinh xảo trong không gian thanh tịnh và thư thái.

Phương Anh

Bài viết cùng chuyên mục
Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt
Chùa Việt

Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt

Chương trình được tổ chức dưới sự chứng minh của Đại đức...

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan
Chùa Việt

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn...

Chùa Trầm Hương
Chùa Việt

Chùa Trầm Hương

Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới...

Giai thoại chùa Phật Nhỏ
Chùa Việt

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận Thất Bửu Tự do Hòa thượng...

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương
Chùa Việt

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương

Chùa Tân Thanh, Lạng  Sơn Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có...

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu

Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ...

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala
Chùa Việt

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala

Sau hơn 03 năm (năm 2013) khởi công xây dựng bằng bê...

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình
Chùa Việt

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình

Chùa Bích Động tên khai nguyên là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng,...