Trang chủ Tâm Linh Chùa Việt Chùa Quýt: Chốn thiền giữa núi rừng
Chùa Việt

Chùa Quýt: Chốn thiền giữa núi rừng

Chia sẻ
Chùa Quýt: Chốn thiền giữa núi rừng
Chia sẻ

Nằm ngay bên hông, cách danh thắng núi Mằn không xa, chùa Thiên Quýt tựa đồi núi, nhìn ra con sông Đá Trắng thơ mộng uốn quanh. Khách hành hương đến chùa không chỉ thích thú với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn được tìm hiểu sự tích thú vị về nguồn gốc chùa.

Theo truyền thuyết, chùa Thiên Quýt (dân gian quen gọi là chùa Quýt) ở thôn Đá Trắng là một ngôi chùa cổ, được xây dựng vào khoảng thời Trần. Theo truyền thuyết dân gian kể lại, tên chùa được đặt dựa trên sự tích trên đỉnh núi Mằn xưa có vườn quýt trời ban, quanh năm quả ngọt nhưng chỉ có thể ăn tại chỗ, không mang đi được. Ai cố tình mang đi thì sẽ quên đường về. Tuy nhiên, đỉnh núi cao hiểm trở, khó khăn chỉ có thanh niên khỏe mạnh mới lên được. Động lòng thương dân, vị thần núi gọi những con phượng hoàng bay về núi Mằn cắp một số quả quýt xuống rải ở khu vực đồi thấp cách đó không xa. Hạt nhanh chóng nảy mầm, phát triển thành một rừng quýt cho dân, núi đó có tên là núi Quýt. Cảm tạ trời Phật, dân trong vùng lập chùa để thờ và lấy tên là chùa Quýt. Đồi quýt xưa đã bị cây rừng chen lấn chỉ còn một gốc ở giữa cửa chùa.

Cũng theo các cụ cao niên kể lại, đây vốn là ngôi chùa cổ không có văn bia, cây hương hay gốc tích nào cả. Theo tương truyền, có một danh tướng sau khi đánh giặc giúp nước hy sinh được người dân địa phương đưa mang về chôn tại khu vực này và phụng thờ. Ban đầu chỉ là ngôi miếu nhỏ, đến thời về sau thờ Phật, Bồ Tát nên gọi là chùa.

Ngôi chùa Thiên Quýt ban đầu đơn sơ, được xây bằng đá cát, vôi, thấp nhỏ người hành hương phải cúi khom mới vào được. Chùa nhiều lần được tôn tạo, xây dựng lại. Gần nhất là vào năm 2005, rồi 2017, bằng nguồn xã hội hóa, phát tâm công đức của phật tử, chùa được tôn tạo, xây dựng, làm đường đi lại thuận tiện cho khách hành hương.

Nay chùa có diện mạo khang trang, được mở rộng nhiều, theo kiến trúc “tiền Phật, hậu thánh”, có nhà khách, nhà sắp lễ phục vụ khách hành hương. Chùa có địa thế đẹp tựa núi, nhìn ra sông Đá Trắng. Điều đáng chú ý nhất là chùa vẫn giữ được cảnh đẹp vốn có, không gian xanh mát giữa rừng thông, tĩnh lặng, đưa lại cảm giác yên bình, thư thái cho khách hành hương.

Về xã Thống Nhất thăm các nhà vườn nức tiếng ở Đá Trắng, khách hành hương thêm hiểu về giá trị cảnh quan, vẻ đẹp của chùa Thiên Quýt, giá trị văn hóa lịch sử của danh thắng núi Mằn, sông nước Đá Trắng và hơn hết là biết thêm điểm đến của chốn thiền tuyệt đẹp.

Bài viết cùng chuyên mục
Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan
Chùa Việt

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn...

Chùa Trầm Hương
Chùa Việt

Chùa Trầm Hương

Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới...

Giai thoại chùa Phật Nhỏ
Chùa Việt

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận Thất Bửu Tự do Hòa thượng...

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương
Chùa Việt

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương

Chùa Tân Thanh, Lạng  Sơn Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có...

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu

Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ...

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala
Chùa Việt

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala

Sau hơn 03 năm (năm 2013) khởi công xây dựng bằng bê...

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình
Chùa Việt

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình

Chùa Bích Động tên khai nguyên là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng,...