Trang chủ Tâm Linh Chùa Việt Chùa Phước Huệ: Tăng Học viện Phật giáo cổ truyền Trung phần
Chùa Việt

Chùa Phước Huệ: Tăng Học viện Phật giáo cổ truyền Trung phần

Chia sẻ
Chùa Phước Huệ: Tăng Học viện Phật giáo cổ truyền Trung phần
Chia sẻ

Normal0falsefalsefalseMicrosoftInternetExplorer4

“Mỗi tối dân quê đón gió lành

Khắp chùa dào dạt ánh trăng thanh

Tiếng chuông thức tỉnh lan xa mãi

An ủi dân lành mọi mái tranh”

 Chùa Phước Huệ (Tăng Học niện GHPGCTVN Trung Phần)

Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, khóm Tây Bắc, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, nguyên là Tăng Học viện Trung phần, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, do cố Hoà thượng Thích Bích Lâm khai sơn vào năm 1959 (Kỷ Hợi), với mục đích làm nơi lưu trú, đào tạo Tăng tài, tấn dẫn hậu lai, báo Phật ân đức.

 Tổ khai sơn – Giám đốc Tăng Học viện Phật giáo Cổ truyền Trung Phần

Nhân lễ khánh tạ lạc thành Tăng Học viện năm 1960 (Canh Tý), Ban Đại diện Phật giáo Cổ truyền Trung Phần đã tổ chức Đại Giới đàn, suy tôn Hoà thượng Thích Bích Lâm làm Đàn đầu Hoà thượng truyền giới.

Đồng thời Ban Đại diện cũng đã thành lập Ban điều hành Học viện gồm:

Chứng minh đạo sư:

– Hoà thượng Thích Trí Thắng, trụ trì Tổ đình Thiên Hưng, Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.
– Tăng cang Hoà thượng Thích Huệ Pháp, trụ trì Sắc tứ Minh Tịnh, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
– Hoà thượng Thích Phước Huy, trụ trì chùa Liên Hoa, tỉnh Quảng Ngãi.

+ Giám đốc Học viện: Hoà thượng Thích Bích Lâm, Viện chủ Tổ đình Nghĩa Phương, Nha Trang, Khánh Hoà.
+ Giám viện: Đại đức Thích Trí Tâm.
+ Tri sự kiêm Quản chúng: Đại đức Thích Trí Giác.

Khai giảng khóa học đầu tiên của học viện năm 1960 (Canh Tý), Học chúng đã có gần 50 vị Tăng, Ni sinh khắp các tỉnh miền Trung, cao nguyên theo học. 

Sau hơn mười năm hoạt động, Học viện đã đào tạo được chư tôn đức tăng, ni có đủ trình độ khả dĩ có thể đảm nhận được những công việc phật sự và đã có nhiều vị được bổ nhiệm trong Ban Trị sự các tỉnh, huyện, thị, thành phố và trụ trì các chùa. Hiện nay một số vị đang đảm nhiệm công tác phật sự Giáo hội trong và ngoài nước.

Song song với việc thành lập Học viện đào tạo tăng tài, năm 1968 (Mậu Thân) cố Hoà thượng Thích Bích Lâm đã xây trường Tiểu học Nghĩa Thục Vạn Hạnh tại Tăng Học viện để dạy dỗ, giáo dục con em nghèo tại Đồng Đế (Vĩnh Hải) Nha Trang không có điều kiện đến trường do Thầy Trí Bửu làm Hiệu trưởng.

     Thủ bút Đại lão HT Thích Phổ Châu (Khánh Long) đề tăng bài thơ

Nhân lễ Khánh thành nhà trường và khai giảng năm học đầu tiên 1969-1970 (Kỷ Dậu) Hoà thượng Thích Phổ Châu, Chứng minh Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền tỉnh Khánh Hoà, Tăng giám Phật giáo Cổ Truyền huyện Ninh Hoà, trụ trì chùa Khánh Long, Phước Đa, Ninh Hoà đã đề tặng bài thơ:

Phật pháp tương lai hữu đạo tràng
Giáo lưu Đông Độ quảng tuyên dương
Cổ du Nam lãnh Thiền Tông chỉ
Truyền thống Nha Thành tục Nghĩa Phương
Vạn diệp Bồ Đề thiên tải mậu
Hạnh học Bát Nhã tứ thời hương
Học do tinh tấn nguyên tiêu đạt
Viện thọ Kỳ Viên hậu đống lương.

(Vạn Hạnh Nghĩa Thục Trường, Khánh Thành chi lễ)

Cũng trong năm này, cố Hoà thượng Thích Bích Lâm đã xây dựng thêm nhà khách, nhà tăng, tạo điều kiện để cơ sở vật chất Tăng Học viện ngày được phát triển rộng rãi.

Đến năm 1970, cố Hoà thượng Thích Bích Lâm lâm bệnh, Đại đức Thích Trí Tâm còn đang du học tại Nhật Bản, Đại đức Thích Trí Giác nhận nhiệm vụ trụ trì chùa Nghĩa Phú Học viện thiếu người điều hành, nên cố Hoà thượng đã đưa Tăng chúng về tu học tại Tổ đình Nghĩa Phương để được sự giáo dưỡng của Ngài và chư huynh tôn túc.

Đồng thời, để tưởng niệm thâm ân của Bổn sư, Sư Ông Hải Đức, tức Đại lão Tăng cang Hoà thượng hiệu Phước Huệ là người đã truyền dạy khuyến khích cố Hoà thượng Thích Bích Lâm trong công việc xây dựng ngôi Tăng Học Viện, nên cố Hoà thượng đã dùng Pháp hiệu của Sư Ông Hải Đức đổi tên Tăng Học Viện thành Phước Huệ Tự.

Đại lão Tăng Cang Hoà thượng Ngộ Tánh – Phước Huệ, sinh năm Ất Hợi, niên hiệu Tự Đức thứ 28 (1875) tại làng Trung Kiên, phủ Triệu Phong tỉnh Quảng Trị, xuất gia năm 16 tuổi (1890) thọ Đại giới năm 20 tuổi (1894) Khai sơn Tổ đình Hải Đức Huế, năm 25 tuổi (1899); và đắc pháp với Ngài Thanh Minh -Tâm Truyền năm 30 tuổi (1904), được ban đạo hiệu Phước Huệ, với bài kệ phú pháp:

Thượng thừa Phật Tổ chấn tông phong
Phó kệ truyền đăng pháp pháp đồng
Thiện quả viên thành tăng Phước Huệ
Tương kỳ đạo đức vĩnh Hưng Long

Tổ Phước Huệ, thuộc đời thứ 39 dòng Lâm Tế Chánh Tông (Tổ, Đạo, Giới, Định, Tông…)

Chùa Phước Huệ được truyền thừa qua các đời trụ trì:

1.- Hoà thượng Thích Trí Tâm: từ năm l959 đến năm 1965
2.- Đại đức Thích Trí An: từ năm 1965 đến năm 1968
3.- Thượng toạ Thích Tâm Khai: từ năm 1968 đến năm l970
4.- Đại đức Thích Trí Định: từ năm 1970 đến năm l977

Đến năm 1977 (Đinh Tỵ) với cương vị là Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền tỉnh Phú Khánh, Hoà thượng Thích Trí Tâm đã đề cử Thượng toạ Thích Trí Hải về kế vị trụ trì chùa Phước Huệ, tiếp tăng độ chúng, hoằng dương Phật sự từ ấy cho đến ngày nay.

Năm 1987 (Đinh Mẹo), theo yêu cầu của Uỷ ban Nhân dân thành phố Nha Trang về việc di dời mộ địa của Nghĩa trang Tổ đình Nghĩa Phương, đồng thời cũng được sự chấp thuận của Uỷ Ban Nhân dân thành phố, Hoà thượng Thích Trí Tâm đã sử dụng các phòng học của trường Nghĩa Thục Vạn Hạnh xây dựng lại thành nhà thờ Linh cốt cho phật tử đã quá cố.

 Chánh điện chùa Phước Huệ, Vĩnh Hải (Đồng Đế) Nha Trang

Sau 47 năm kiến tạo, trải qua bao năm tháng, ngôi chùa Phước Huệ đã hư hại theo vết thời gian, ngày 09 tháng 2 năm Giáp Thân (2004) Thượng toạ trụ trì Thích Trí Hải cùng chư thiện tín đã phát nguyện khởi công tái thiết đại trùng tu ngôi Tam Bảo Phước Huệ gồm: Chánh điện, Nhà Tổ, Nhà Tăng, Nhà Linh, Đài Quan Âm, Miếu Địa Tạng…

Đến năm 2009, Thượng toạ Thích Trí Hải tiếp tục xây Cổng Tam quan, Nhà khách…giờ đây ngôi Tam bảo Phước Huệ Phạm Vũ huy hoàng, trang nghiêm, rộng rãi, đầy đủ tiện nghi cho tăng chúng tu học, là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của người dân ở Vĩnh Hải, Đồng Đế, Nha Trang.

                 Tháp Tổ Khai sơn – Hòa thượng Thích Bích Lâm

Chùa Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang không chỉ là chốn Thiền môn thanh tịnh, tăng chúng tu học, địa chỉ sinh hoạt văn hoá tâm linh, mà còn là nơi Tôn trí Tháp chư vị Tổ sư Tiền bối như: Tháp Nhị vị Tổ Khai Sơn Tổ Đình Nghĩa Phương, Tháp cố Hoà Thượng Thích Bích Lâm, Tháp chư Tôn Đức thuộc Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương, nơi ghi đậm dấu ấn Chư vị Tôn túc đã dày công khai sáng và truyền thừa để hàng đệ tử Tông phong Tổ Đình Nghĩa Phương ngày nay thừa kế tu học.

Bàn thờ Tổ nơi tưởng nhớ chư tôn đức tiền nhân
Đại hùng Bửu điện chùa Phước Huệ
 

Trí Bửu

Bài viết cùng chuyên mục
Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt
Chùa Việt

Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt

Chương trình được tổ chức dưới sự chứng minh của Đại đức...

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan
Chùa Việt

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn...

Chùa Trầm Hương
Chùa Việt

Chùa Trầm Hương

Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới...

Giai thoại chùa Phật Nhỏ
Chùa Việt

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận Thất Bửu Tự do Hòa thượng...

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương
Chùa Việt

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương

Chùa Tân Thanh, Lạng  Sơn Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có...

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu

Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ...

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala
Chùa Việt

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala

Sau hơn 03 năm (năm 2013) khởi công xây dựng bằng bê...

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình
Chùa Việt

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình

Chùa Bích Động tên khai nguyên là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng,...