Trang chủ Tâm Linh Chùa Việt Chùa Phú Quang: Mái nhà thiêng che chở trẻ bất hạnh
Chùa Việt

Chùa Phú Quang: Mái nhà thiêng che chở trẻ bất hạnh

Chia sẻ
Chùa Phú Quang: Mái nhà thiêng che chở trẻ bất hạnh
Chia sẻ

Đi theo Quốc lộ 1 hướng Nam – Bắc từ Nha Trang ra Ninh Hoà, đến địa phận xã Ninh Ích, nhìn bên trái sẽ thấy đường vào khu du lịch Ba Hồ nổi tiếng. Chạy vào con đường đó, qua một cổng chào đi khoảng 1.500m gặp ngã ba, nếu rẽ trái thì đi tiếp đến Ba Hồ, rẽ phải đi một đoạn thì thấy cổng tam quan của chùa nằm sát bên đường.

Chùa toạ lạc trên diện tích sử dụng khoảng 500m2, phía sau chùa còn một mảnh ruộng lớn chưa chuyển đổi thành đất thổ cư.

Chùa Phú Quang xưa kia chỉ là ngôi niệm Phật đường do những người dân quê chất phác kính tín Phật pháp trong làng kiến tạo nên, dựa theo thư tịch mà làng còn lưu giữ thì khai sơn năm 1950, dần dần thành ngôi tiểu tự lặng lẽ nằm giữa một vùng đìu hiu rất ít người nghe biết đến. Vào khoảng thập niên 199s của thế kỷ trước, các vị hào lão tiền hiền cùng Phật tử của làng đã cung thỉnh Sư cô Thích Nữ Diệu An về trụ trì, bắt đầu mở ra những trang sử uy nghiêm đầy ắp ánh Đạo Từ bi và Trí tuệ.

Sư Cô trụ trì Thích Nữ Diệu An, thuộc dòng Thiền Lâm Tế Liễu Quán đời thứ 45, pháp tự Minh Tri, pháp hiệu Như An, thuộc môn phong Vạn Thạnh Ni Tự (là ngôi chùa Sư Nữ đầu tiên của Thị xã Tp. Nha Trang, khai sơn năm 1947, toạ lạc tại đường Nguyễn Thái Học, P.Vạn Thạnh), với ba y một bát và đôi bàn tay trắng về nơi tiểu tự vùng thanh vắng với tâm nguyện hoằng pháp lợi sanh giữa bao khó khăn thiếu thốn vây bủa, để rồi qua từng năm tháng trùng kiến nên ngôi Tam bảo uy nghiêm và khang trang rộng lớn. 

Chùa Phú Quang như ngôi sao Hôm, như ánh trăng Rằm toả sáng khắp vùng đìu hiu tăm tối. Được sự ủng hộ của chư tôn đức Tăng, Ni và đông đảo bà con Phật tử gần xa tín thành quý kính, vào năm 2004 chùa đã xây cổng tam quan, năm 2008 khởi công trùng tu ngôi Đại hùng bảo điện, năm 2011 tổ chức khánh lễ khánh tạ lạc thành sau 3 năm đại trùng tu, đúc đại hồng chung (chư tôn HT.Thích Thiện Bình, HT.Thích Như Ý, TT. Thích Minh Thông, cùng chư Ni môn phong Vạn Thạnh Ni Tự là Ni trưởng TN. Như Chơn và Ni sư TN. Như Trí chứng minh), xây và tu bổ nhà đông và nhà tây, hoàn thiện các công trình phụ, đồng thời thiết trí các tôn tượng Phật và Bồ tát, Thánh chúng uy nghi xen giữa kiểng hoa, phiến đá hài hoà hương sắc quanh khuôn viên lan nhã.

Không chỉ nhờ trùng kiến nên ngôi chùa lớn rộng mà khắp nơi biết đến, từ năm 2002 chùa còn dang rộng vòng tay đầy tình yêu thương để trực tiếp giúp đỡ nuôi dưỡng gần 40 trẻ em tàn tật, mồ côi cơ nhỡ, cũng là nơi nương náu nương tựa của các cụ già và phụ nữ lâm cảnh khốn khổ vì bạo hành gia đình, đã có rất nhiều nhà hảo tâm ở xa xôi cũng tìm về đến mái ấm tình thương này để hỗ trợ, cúng dường tịnh vật tịnh tài. 

Ni sư trụ trì Thích Nữ Diệu An do bệnh duyên mà viên tịch vào ngày 14-6-2023 (nhằm ngày 27/4/Quý Mão) trụ thế 49 tuổi, hạ lạp 25 năm, để lại cho Tăng. Ni và môn đồ Phật tử bao thương tiếc.

Ni sư nguyên là Ủy viên Ban Từ thiện xã hội GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Thư ký Phân ban Ni giới TX.Ninh Hòa, Thủ quỹ Ban Thông tin – Truyền thông và Ban Văn Hóa GHPGVN TX.Ninh Hòa, Ủy viên Ban Hoằng pháp GHPGVN TX.Ninh Hòa.

Sáng ngày 26 tháng 4 năm Giáp Thìn (nhằm 02/6/2024), môn phong tổ đình Vạn Thạnh, cùng môn đồ pháp quyến đã cung thỉnh chư tôn đức Tăng Ni quang lâm cử hành lễ Tiểu tường cố Ni sư Diệu An. Tham dự ngày lễ này mới thấy được rất đông những đệ tử với mái đầu chít mảnh khăn tang vàng trở về mái chùa tưởng niệm Ân sư trong niềm tiếc thương quý kính

Từ khi Ni sư trụ trì viên tịch, trưởng tử là Sư cô Thích Nữ Diệu Như tạm thời đảm nhiệm giám tự để giữ ngọn đèn Chánh pháp, tiếp nối hạnh nguyện của bổn sư để giáo dưỡng chúng điệu – Sadi ăn học tới nơi tới chốn và trưởng thành dưới sự sáng soi của Phật pháp để phụng Đạo giúp Đời.

Sư cô TN. Diệu Như quê ở TP. Hồ Chí Minh, từng du học ở nước ngoài 6 năm, nhân duyên đến chùa Phú Quang qua các chuyến thiện nguyện, vì thương những mảnh đời bất hạnh đã phát nguyện xuất gia, thọ giới nơi Ni sư Diệu An, sau đó đã dành hết thời gian toàn tâm giảng dạy cho chúng điệu, cũng như con em những gia đình nghèo khó quanh vùng đem đến gửi gắm nương nhờ cửa Từ Bi giáo dưỡng.

Hiện nay, ngoài các Điệu-Sadi đã trưởng thành, xuất gia tu học tại các chùa, dưới mái chùa quê còn lại 10 điệu và Sadi đang được nuôi dưỡng, đi học. Nhà chùa đã và đang giúp 20 em sinh viên học tại các trường Đại học, Cao đẳng tiền sinh hoạt hằng tháng, có nhiều em đã ra trường đi làm. Các cháu nhỏ không xuất gia, đầu không để vá, là con nhà nghèo khó trong thôn, nhà Chùa đã dang tay đón nhận vào chúng điệu để hỗ trợ giáo dưỡng suốt ngày và quanh năm, đến tối mới trả về cho gia đình.    

Bài viết cùng chuyên mục
Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan
Chùa Việt

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn...

Chùa Trầm Hương
Chùa Việt

Chùa Trầm Hương

Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới...

Giai thoại chùa Phật Nhỏ
Chùa Việt

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận Thất Bửu Tự do Hòa thượng...

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương
Chùa Việt

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương

Chùa Tân Thanh, Lạng  Sơn Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có...

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu

Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ...

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala
Chùa Việt

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala

Sau hơn 03 năm (năm 2013) khởi công xây dựng bằng bê...

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình
Chùa Việt

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình

Chùa Bích Động tên khai nguyên là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng,...