Trang chủ Tâm Linh Chùa Việt Chiêm bái chùa Bằng – Linh Tiên tự từ trên cao
Chùa Việt

Chiêm bái chùa Bằng – Linh Tiên tự từ trên cao

Chia sẻ
Chiêm bái chùa Bằng – Linh Tiên tự từ trên cao
Chia sẻ

Trải qua sự phong hóa của thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, ngôi cổ tự này vẫn còn lưu giữ được nhiều di vật cổ có giá trị. Chùa hiện do HT.Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp T.Ư GHPGVN trụ trì.

Từ xa, du khách và phật tử đã có thể nhìn thấy hình dáng ngôi chùa mái cong, xây dựng theo lối kiến trúc chùa miền Bắc, nổi bật giữa khoảng trời xanh và khu đô thị mới là tòa tháp Báo Ân 13 tầng uy nghi. 

Bảo tháp Báo Ân, công trình kế thừa ý nghĩa của Tháp Báo Thiên thời Lý, được xây dựng nhân lễ kỉ niệm 350 năm ngày đại trùng tu chùa Linh Tiên lần đầu tiên (1654 – 2004). 

Bảo tháp được xây dựng dựa trên kiến trúc truyền thống Phật giáo Việt Nam. Tháp được xây dựng trong gần 7 năm, với kinh phí gần 20 tỷ đồng. Tháp có 13 tầng, cao 57m, là công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Bên trong tháp có 104 pho tượng Đức Phật Thích Ca được đúc bằng đồng theo phương pháp cổ truyền. Xung quanh là 4 pho tượng Tứ trấn Thiên Vương bề thế bằng đá. Trên 8 cửa ở tầng 1 của tháp 8 pho sách đúc bằng đồng, mỗi cuốn nặng 250 kg, có chạm nổi các thi phẩm – thiền kệ.

Năm 2010, tháp xác lập kỉ lục Việt Nam lần 2 với tiêu chí Tháp có nhiều tượng Phật bằng đồng nhất Việt Nam với 104 tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng ngồi trên bệ đá.

Quan Âm viên chùa Bằng tôn trí 45 pho tượng Quán Thế Âm bằng đá. Gồm 1 tượng chính thân và 32 tượng hóa thân theo phẩm Phổ Môn trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa và 12 tượng đại nguyện.

Quan Âm Viên nói lên tinh thần cứu khổ, ban vui của Bồ tát Quán Thế Âm với tất cả chúng sinh, đồng thời là tinh hoa văn hóa của nghệ thuật tạc tượng Việt Nam hiện nay.

Chùa Bằng – Linh Tiên tự với bề dày lịch sử hoằng pháp độ sinh của chư Tổ và sự tiếp nối của chư Tăng hiện tại, hoà cùng không gian thoáng đãng của quê hương “Bằng Liệt nghĩa dân”, bên đền thờ Tiên Triết Chu Văn An –di tích miếu Thành Hoàng thờ đức Thánh Bảo Ninh Vương tạo nên một danh lam thắng cảnh góp phần tô đẹp lịch sử văn hoá Thăng Long – Hà Nội.

P.Duy

Bài viết cùng chuyên mục
Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan
Chùa Việt

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn...

Chùa Trầm Hương
Chùa Việt

Chùa Trầm Hương

Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới...

Giai thoại chùa Phật Nhỏ
Chùa Việt

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận Thất Bửu Tự do Hòa thượng...

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương
Chùa Việt

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương

Chùa Tân Thanh, Lạng  Sơn Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có...

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu

Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ...

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala
Chùa Việt

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala

Sau hơn 03 năm (năm 2013) khởi công xây dựng bằng bê...

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình
Chùa Việt

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình

Chùa Bích Động tên khai nguyên là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng,...