Phật học

Cha mẹ là Phật

Chia sẻ
Cha mẹ là Phật
Chia sẻ

Nghe nói đạo hạnh của Đại sư Vô Tế ở Tứ Xuyên hết sức cao thâm, vì muốn thân cận minh sư liền từ biệt song thân đến Tứ Xuyên tìm thầy cầu đạo. Vừa mới vào địa phận tỉnh Tứ Xuyên, tiên sinh may mắn gặp một vị hòa thượng đã gần 70 tuổi. Tiên sinh cung kính đảnh lễ lão hòa thượng. Lão hòa thượng từ tường hỏi:

– Con từ đâu đến đây, đến Tứ Xuyên có việc gì không?

Dương tiên sinh cung kính chắp tay đáp:

– A-di-đà Phật! Kính bạch thầy, con ở tỉnh An Huy, muốn đến Tứ Xuyên tham học với Đại sư Vô Tế.

– Con muốn gặp Đại sư Vô Tế, như thế không bằng thấy Phật.

– A-di-đà Phật! Kính bạch thầy, đương nhiên con rất muốn gặp Phật, nhưng quả thật con không biết Phật ở đâu, thỉnh lão hòa thượng từ bi chỉ bảo?

– Vậy con hãy lập tức trở về nhà, nếu gặp người nào trên thân khoác cái chăn bông, chân mang dép ngược, người ấy chính là Phật.

Dương Phủ nghe lão hòa thượng nói thế, hết sức vui mừng, tin nhận không chút nghi ngờ. Ngay lập tức tiên sinh cáo biệt lão hòa thượng, lên đường về quê. Trèo núi vượt đèo hơn cả tháng trời mới về đến nhà. Lúc đến nhà, mặt trời đã xuống núi từ lâu, các ngọn đèn trong xóm cũng dần dần thưa thớt, ông gõ cửa gọi mẹ:

– Mẹ ơi! Con vừa về, mẹ ra mở cửa cho con.

Người mẹ nghe tiếng đứa con trai của mình gọi thì mừng vui khôn tả xiết. Tuy ông bà đồng ý cho con xuất gia học đạo, nhưng trong lòng bà vẫn luôn nhớ nhung khôn nguôi, lúc nào cũng dõi theo từng bước chân của con. Vì thế, vừa nghe tiếng con thì bà vui mừng luýnh quýnh, lật đật ngồi dậy bước vội xuống giường, không kịp mặc áo, kéo đại cái chăn bông khoác lên người, líu quýu mang dép ngược, vội vội vàng vàng chạy ra mở cửa đón con…

Dương Phủ nhìn thấy mẹ khoác chăn bông, chân mang dép ngược chạy ra, tức thời nhớ lời hòa thượng và nhận hiểu được ngay ý nghĩa: cha mẹ chính là Phật sống trong nhà.

Từ đó về sau, ông hết lòng hiếu thuận, phụng dưỡng song thân. Về phương diện vật chất, ông luôn cố gắng cung dưỡng đầy đủ; còn về phương diện tinh thần, ông luôn tự mình làm nhiều việc tốt để cha mẹ vui lòng.

Dương Phủ hưởng thọ đến 80 tuổi, lúc sắp lâm chung vẫn an nhiên tự tại, đọc bốn câu kệ trong kinh Kim Cang rồi an tường ra đi.

“Nhân quả báo ứng hiện đời”

Biên soạn: Đường Tương Thanh

Việt dịch: Đạo Quang

Nguồn: NXB Văn hóa Sài Gòn, 2009)

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...