Trang chủ Phật giáo Phật học Cái gốc của cát hung họa phước là ở đâu?
Phật học

Cái gốc của cát hung họa phước là ở đâu?

Chia sẻ
Cái gốc của cát hung họa phước là ở đâu?
Chia sẻ

Là ở trong nhà của bạn. Biết được đạo lý này thì mới hiểu được vào thời xưa nam nữ kết hôn, hôn lễ vì sao lại long trọng đến như vậy, vì sao lại rườm rà đến như vậy? Không gì ngoài việc biểu thị đây là sự việc trọng đại của cuộc đời. Cuộc đời này kết hôn không phải là chuyện riêng của hai người các bạn, mà là một việc lớn của cả nhân loại. Các vị thử suy nghĩ xem, sự hưng suy của cả gia đình, sự an nguy của xã hội, sự hưng vong của quốc gia, hòa bình và động loạn của cả thế giới thì cái gốc là ở chỗ này. Đây gọi là đại sự.

Chúng ta lại xem xã hội ngày nay, ở Trung Quốc hay nước nào thì cái gốc này cũng không còn nữa rồi. Ngay cả gốc cũng nhổ mất rồi, nếu muốn xã hội không động loạn thì đây là việc không thể nào. Người xưa nói là “Gia bất gia, tắc quốc bất quốc”. Nhà không giống nhà thì nước cũng không giống nước nữa rồi. Gia đình như thế nào thì giống một gia đình vậy? Vợ chồng phải hòa thuận. Cho nên ngày trước cho dù vợ chồng có tranh luận hoặc là có việc gì đó không vui thì họ đều nghĩ đến những ảnh hưởng này sẽ rất lớn, sẽ ảnh hưởng đến sự an nguy của cả xã hội, ảnh hưởng đến họa phước của hết thảy chúng sanh. Nghĩ đến điều này thì tâm bình khí hòa, chính là cái gì cũng có thể nhẫn, cái gì cũng đều có thể nhường. Đôi bên đều có thể nhẫn, đôi bên đều có thể nhường một bước thì gia đình này liền hòa thuận.

Trong phúc có họa, trong họa có phúc

Ngày nay đạo lý này không có người giảng, cũng không còn nghe thấy. Xã hội ngày xưa, một thế kỷ trước, cha mẹ vẫn còn dùng những đạo lý này để dạy bảo con cái. Lão sư cũng dùng đạo lý này để giảng dạy cho học trò nghe. Chúng tôi từ nhỏ vẫn còn nghe được điều này. Thế nhưng những người nhỏ hơn tôi năm tuổi thì đại khái là không được nghe nữa rồi. Người lớn hơn tôi năm tuổi thì được nghe nhiều hơn tôi, ấn tượng sâu sắc hơn tôi. Hàn Quán Trưởng của chúng ta lớn hơn tôi năm tuổi, đối với những đạo lý này bà được nghe nhiều hơn tôi. Biết được căn bản làm người, đây là luân thường đại đạo, là nền giáo học thời xưa.

Có thể nói là mãi cho đến những năm cuối triều Thanh, đến thời Dân Quốc thì mới bắt đầu xem nhẹ sự việc này. Nửa thế kỷ gần đây không có người nào đề xướng vấn đề này nữa. Trong mắt họ chỉ chú trọng khoa học kỹ thuật, công thương nghiệp, làm thế nào để được giàu nhất, trên dưới đều tranh lợi. Người ở chức vị nhỏ hơn thì nhìn người ở chức vị lớn hơn, liền học tập, liền noi theo. Cho nên ngày nay người trên toàn thế giới đều đang tranh danh đoạt lợi. Việc này làm sao được chứ? 

Bài viết cùng chuyên mục
Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...

Nụ cười bất diệt
Phật học

Nụ cười bất diệt

Tại sao bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc...

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp
Phật học

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp

Xác định mục tiêu Đạo Phật nhấn mạnh việc thấu hiểu mục...

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo
Phật học

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo

Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học...

Kỳ quan nhân gian
Phật học

Kỳ quan nhân gian

Cảnh tượng hy hữu Hình ảnh hiếm thấy Quang cảnh uy hùng...

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu
Phật học

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu

Kết quả cao nhất là làm Phật trong hiện đời thì tôi...