Trang chủ Phật giáo Phật học Cách tu phước của người trí
Phật học

Cách tu phước của người trí

Chia sẻ
Cách tu phước của người trí
Chia sẻ

Điều này không sai, nhưng phạm vi quá hạn hẹp. Nhà Phật giải thích chữ phước này có 2 tầng nghĩa:

1. Tất cả những thọ dụng từ miếng ăn, miếng uống, áo quần, vật chất, cho đến các mối quan hệ thiện duyên trong đời này mà một người có được, thì gọi là phước.

Trong phước được chia làm 3 loại:

Phước về tài lộc: Nếu người có phước nhiều thì đời này có rất dễ phát tài, giàu sang phú quý, ăn sung mặc sướng. Nếu người có phước ít thì đời này tiền của chỉ tạm đủ qua ngày mà thôi.

Phước về thông minh trí tuệ: Nếu người có phước nhiều thì đời này rất thông minh, có thể nói là học 1 biết 10. Nếu người có phước ít thì đời này trí tuệ không thể mở mang, đối với tất cả các vấn đề đều rất chậm hiểu.

Phước về sức khoẻ và thọ mạng: Nếu người có phước nhiều thì đời này cơ thể luôn khoẻ mạnh, nếu có bệnh thì chỉ qua là đôi chút cảm mạo thông thường mà thôi, thọ mạng rất dài lâu. Nếu người không có phước nhiều thì rất hay bị bệnh, nay yếu mai đau, bệnh này vừa hết thì bệnh khác lại kéo đến, thọ mạng không dài lâu.

2. Tất cả những cảm thọ nơi tâm: Nếu người có phước nhiều thì tâm luôn thanh tịnh an ổn, không có lo nghĩ, cũng chẳng có chấp chước. Nếu người có phước ít thì tâm luôn động loạn bất an, hay lo lắng suy nghĩ.

Vậy với người phước cực kỳ mỏng tạm hoặc không có phước thì sao? Thì đời này nhất định là nghèo cùng, hao tổn, gặp nhiều chuyện lo lắng, hoạn nạn, ai cũng ghét bỏ, thường mắc tù tội, sự vui sướng tốt lành đều tránh xa, thường gặp vận xấu, thọ mạng không dài lâu.

Từ đây, chúng ta cũng có thể phần nào tự mình phán đoán xem trong vận mạng của chính mình phước báo chổ có được đó là nhiều hay ít. Nếu phước báo của chính mình đã rất nhiều rồi thì cố gắng tiếp tục gieo trồng thêm phước báo để phước báo càng thêm thù thắng. Nếu phước báo quá ít ỏi hoặc không nhiều thì nổ lực tu phước và tiếc phước để phước báo của chính mình ngày càng dày hơn, càng thù thắng hơn. 

Tu phước, phải tu như thế nào? 

Có rất nhiều phương pháp để tu phước như: bố thí, cứu giúp người nghèo khó hoạn nạn, chăm sóc bệnh nhân, hiếu thuận cha mẹ, làm đường xây cầu, khuyên người làm lành, giới sát phóng sanh, ăn chay, giữ giới, tụng Kinh, niệm Phật,….

Tuy nhiên, cách tu phước thù thắng nhất chính là sửa đổi tâm niệm.

Sửa như thế nào đây?

Trước đây niệm niệm đều vì bản thân, vì lợi ích của chính mình, nay ta đem những tâm niệm ấy chuyển đổi trở lại, niệm niệm đều nghĩ đến lợi ích của tất cả chúng sanh, vì chúng sanh mà ra sức phục vụ. 

Phàm là những tâm niệm hại người lợi mình, đối với xã hội chẳng có lợi ích thì 1 niệm cũng chẳng để cho sanh khởi lên, phải thường thường nuôi lấy cái ý niệm làm lợi ích cho tất cả chúng sanh. Được như vậy thì phước báo chúng ta chổ tu được đó là vô lượng vô biên, ngay trong đời này sẽ cảm thọ được thiện báo, chẳng cần đợi đến đời sau.

”Nghiệp ta cứ trả cho xong

Phước ta cứ tạo mà đong cho đầy

Một lòng chẳng chút đổi thay

Vun bồi thiện Pháp đắp xây tu hành..”

Làm phước không cầu quả báo, chỉ một lòng hồi hướng phước lành cho chúng sanh và hướng tâm niệm đến sự giác ngộ, giải thoát, là cách làm phước tối thắng của kẻ hiền, bậc Trí.

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...