Các yêu cầu, nội dung và giai đoạn của thiết kế xây dựng?

0 Shares

Trong bối cảnh đô thị hoá toàn cầu, Việt Nam đang được thế giới biết đến với nhiều tác phẩm kiến trúc đặc sắc. Để có những công trình đó, thiết kế xây dựng đóng vai trò cốt lõi và vô cùng quan trọng. Vậy các bước thiết kế xây dựng và các giai đoạn của thiết kế xây dựng được tiến hành như thế nào?

1. Các yêu cầu đối với thiết kế xây dựng:

Thiết kế xây dựng (tiếng Anh: Construction design) là việc đưa ra một bản vẽ hoặc qui ước để tính toán việc xây dựng các công trình trong tương lai. Đây là cơ sở của việc thi công xây dựng, và cần thoả mãn một số điều kiện cụ thể.

Yêu cầu đối với thiết kế kiến trúc bao gồm:

– Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; phù hợp với nội dung dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt, quy hoạch chi tiết, phối cảnh kiến trúc, điều kiện kinh tế, văn hoá – xã hội tại khu vực xây dựng;

– Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải đảm bảo yêu cầu của các bước thiết kế;

– Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ phù hợp (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, thuận tiện khi sử dụng, mĩ quan, vệ sinh môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và các an toàn khác;

– Có giải pháp kỹ thuật phù hợp và kinh phí đầu tư hợp lí; bảo đảm đồng bộ trong từng công trình và với các công trình khác; đáp ứng yêu cầu về chất lượng, thẩm mỹ, an toàn cho người sử dụng; tạo thuận lợi cho người khuyết tật, người già, trẻ em tiếp cận công trình;

– Khai thác lợi thế và giảm thiểu ảnh hưởng xấu của điều kiện thiên nhiên; ưu tiên dùng vật liệu tái chế, bảo đảm thân thiện và hạn chế gây ô nhiễm với môi trường;

– Thiết kế công trình phải được thẩm tra và phê duyệt theo qui định, trừ trường hợp pháp luật qui định khác;

– Nhà thầu đầu tư xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với quy mô, cấp công trình và công việc mà mình đảm nhận thực hiện.

2. Các bước thiết kế xây dựng:

Trong thực tế, uy trình thiết kế công trình xây dựng gồm có 6 bước sau đây:

Bước 1: Thu thập và tiếp nhận những yêu cầu bổ sung thêm từ phía chủ đầu tư

Ở giai đoạn này, Bên tiếp nhận thiết kế công trình sẽ yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thêm các thông tin mong muốn của chủ đầu tư. Cùng với đó là bổ sung những yêu cầu về: giấy phép xây dựng, quy chuẩn trong thiết kế nhà ở khu vực lân cận. …

Bước 2: Lên phương án phối cảnh, thiết kế mặt bằng kiến trúc

Sau khi đã có được các tài liệu cần thiết do bên chủ đầu tư cung cấp, cùng tìm hiểu. Bên tiếp nhân sẽ lên phương án phối cảnh và cách bố trí tổng thể mặt bằng kiến trúc đã phác hoạ.

Bước 3: Hiệu chỉnh thiết kế theo các yêu cầu và bổ sung của chủ đầu tư và ký kết hợp đồng

Bước thứ 3 và cũng là khâu khó khăn nhất của quy trình thiết kế công trình xây dựng. Ở bước này, sau khi đã có được bản vẽ cơ sở. Bên chuyển giao sẽ gặp mặt chủ đầu tư. Tiếp theo, sẽ ghi nhận các thay đổi, bổ sung và những hạng mục phải điều chỉnh từ phía chủ đầu tư.

Hiệu chỉnh thiết kế theo yêu cầu của khách hàng.

Sau khi bàn bạc và nhất trí đi đến phương án cuối cùng. 2 bên sẽ tiến hành kí kết hợp đồng.

Bước 4: Xây dựng ý tưởng, phương án mẫu thiết kế 3D. Điều chỉnh thiết kế theo các yêu cầu của chủ đầu tư.

Sau khi kết thúc dự án, bên thi công sẽ sửa lại bản vẽ thiết kế theo yêu cầu mới nhất. Sau đó, tiến hành chỉnh sửa và tái dựng bản vẽ thành mô hình kiến trúc 3D nội-ngoại thất cho công trình xây dựng.

Bước 5: Tiến hành lập, thi công hồ sơ thiết kế phần xây dựng, kiến trúc, PCCC, điện nước. ..

Trong quá trình lập bản vẽ mô hình 3D. Bên chuyển giao cũng triển khai các thông số kỹ thuật đối với hệ thống điện nước, PCCC đảm bảo công năng sử dụng và tiêu chuẩn kỹ thuật theo các quy định trong pháp luật cũng như của khu vực.

Bước 6: Trình cho khách hàng thẩm định và ký hợp đồng. Bản bàn giao bản 3D

Bước tiếp theo của quy trình này là quý khách hàng kiểm tra và ký duyệt bản vẽ. Ở bước cuối cùng này, bên chủ đầu tư sẽ xem xét bản vẽ 3D của bên bàn giao đã đáp ứng theo nhu cầu thực tế của khách hàng không. Bản vẽ thiết kế dự án có bảo đảm các yếu tố về kỹ thuật, an toàn và công năng sử dụng hay không.

3. Nội dung của thiết kế xây dựng:

Theo điều 53 nghị định chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, thiết kế xây dựng công trình gồm có các nội dung chính như sau.

3.1. Phương án công nghệ:

Phương án công nghệ được hiểu là giải pháp sử dụng các công nghệ mới, ví dụ xây cầu giờ có những giải pháp công nghệ khác nhau: phương pháp đúc dầm, dây văng, xây hình chữ T, chữ I. ..

Đối với công trình xây dựng là nhà cao tầng có các phương án làm móng cọc, khoan nhồi hoặc tường gạch, phương án sư dụng bên tông tươi. .. tuỳ theo công trình đang xây dựng để mình lựa chọn công nghệ thích hợp, mỗi một kiểu sẽ sử dụng công nghệ khác nhau.

Việc của người tư vấn thiết kế xây dựng là tìm được các phương án tối ưu để khách hàng và người sử dụng lựa chọn cũng như mức độ của công trình.

3.2. Công năng sử dụng:

Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng cá nhân cũng như mức độ phát triển của đô thị: bệnh viện, trường học, khu vui chơi, các trung tâm văn hoá. … để đội ngũ tư vấn thiết kế có thể giúp họ lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. Ví dụ: làm nhà để bán, xây dựng bến xe để phục vụ các nhu cầu di chuyển. ..

Đây được xem là yếu tố có tác động khá lớn vào bên trong nên đội ngũ kiến trúc sư phải bám sát các công năng và mục đích sử dụng nhằm tìm ra giải pháp tối ưu .

3.3. Phương án thiết kế:

Khi thiết kế một công trình nào đó, sẽ có những phương án kiến trúc khác nhau. Người tư vấn thiết kế xây dựng sẽ giúp khách hàng lựa chọn cho mình phương án tốt nhất đảm bảo chất lượng cũng như giá thành.

Ví dụ khi xây dựng một ngôi nhà cùng một diện tích, nhưng sẽ có các phương án kiến trúc khác nhau. Có phương án trông ngôi nhà sẽ rộng lớn, nhưng cũng có thể thiết kế nhỏ gọn và ấm cúng, tuỳ theo yêu cầu của chủ đầu tư khác nhau.

3.4.Tuổi thọ công trình xây dựng:

Tuổi thọ công trình là thuật ngữ chỉ thời gian sử dụng của công trình. Ví dụ như cây cầu thiết kế trong vòng 10 năm để tu sữa lại hay xây dựng mới. Tuổi thọ công trình xây dựng thông thường được tính từ thời điểm công trình bắt đầu sử dụng và khai thác (sau khi hoàn thành việc xây dựng hay sau một thay đổi lớn) cho tới lúc chuyển qua trạng thái hạn chế. Tuổi thọ một công trình còn phụ thuộc vào cá yếu tố về chất lượng xây dựng, thời tiết, kỹ thuật thi công…
Trước nay ít ai quan tâm đến chất lượng và độ ổn định của công trình, khi mua nhà họ thường chú ý đến vẻ bề ngoài của nó. Ngoài một bản vẽ thiết kế tốt thì chất lượng xây dựng phải được ưu tiên hàng đầu.

3.5. Phương án kết cấu:

Kết cấu xây dựng bao gồm việc tính toán các lực đỡ, nội lực và biến dạng do tác động của ngoại lực lên một hệ chịu lực của công trình xây dựng.

Kết cấu xây dựng là cơ sở cho việc thiết kế công trình trong trạng thái giới hạn độ bền và trạng thái giới hạn sử dụng .

Yêu cầu cơ bản quan trọng nhất của kết cấu xây dựng cũng như cơ kết cấu là hệ chịu lực phải nằm trong trạng thái cân bằng ổn định.

3.6. Phương án phòng chống cháy nổ:

Phương án cháy nổ được chú trọng trong thiết kế xây dựng trong những năm gần đây khi các vụ cháy nổ thường xuyên xảy ra với những nguyên nhân như chập điện, rò rỉ điện…

Vậy nên cần tư vấn cho người sử dụng những phương án tốt nhất trong việc phòng chống cháy nổ, như luôn trang bị bình cứu hỏa, sử dụng các vật liệu khó bắt lửa… Với phương châm an toàn trên hết trong thiết kế xây dựng.

3.7. Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao:

Trong cuộc sống hiện đại người ta thường sử dụng năng lượng thiên nhiên như: mặt trời,sức gió, nước…vừa đảm bảo an toàn, lại tiết kiệm điện năng, chi phí lại bảo vệ môi trường.

Cần tư vấn cho khách hàng thấy rõ lợi ích thiết thực của các thiết bị sử dụng năng lượng, đồng thời đưa ra những thiết kế phù hợp với công trình mà họ yêu cầu nhằm đảm bảo cho công trình được hoàn thiện phù hợp với xu hướng hiện nay.

3.8. Giải pháp bảo vệ môi trường:

Trong quá trình thiết kế xây dựng cần đề ra nhiều giải pháp xây dựng để bảo vệ môi trường như dùng các vật liệu thân thiện với môi trường và kiến trúc xanh hướng đến một rường bền vững.

Các công trình được thiết kế, xây dựng và vận hành theo những tiêu chuẩn nhất định nhằm giảm thiểu ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái.

Các giải pháp bảo vệ môi trường trong xây dựng nhà ở như lấy ánh sáng tự nhiên từ nhà có ít cửa sổ (đề phòng mất trộm) , trồng cau trước nhà (để đón gió nam tươi mát), trồng chuối sau nhà (để chắn gió bấc lạnh) .

Theo kinh nghiệm thiết kế giải pháp là nhằm cải thiện môi trường, giảm năng lượng, đồng thời tạo hệ sinh thái xung quanh căn nhà đặc biệt để con người cảm thấy yên bình và gần gũi với thiên nhiên hơn.

3.9. Tổng dự toán, dự toán chi phí xây lắp phù hợp với từng bước thiết kế công trình:

Dự toán là được lập đối với từng hạng mục đầu tư xây dựng trong dự án theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công, đơn giá và định mức áp dụng.

Dự toán công trình được lấy làm căn cứ để lên kế hoạch và tổng vốn đầu tư cho công trình, là cơ sở để tính chi phí khi giao nhận thầu xây lắp.

Ước lập là ước lượng rồi lập bảng dự toán, ví dụ khi giá xi măng lên xuống bất thường thì mình tính khoảng trung bình thôi, từ đấy mới ra được dự toán tổng chi phí xây dựng công trình.

Có thể thấy bất kể công trình quy mô to hay bé việc thiết kế xây dựng rất quan trọng. Thiết kế xây dựng sẽ giúp cho công trình đầy đủ các yếu tố về cảnh quan, kết cấu, không gian kiến trúc. … để chúng ta dễ dàng nhận biết cũng như đánh giá công trình một cách chính xác nhất.

Căn cứ pháp lý:

– Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xây dựng 2015;

– Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây ;

– Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;