Trang chủ Kiến Thức Công Nghệ Các toán tử trong JavaScript
Công Nghệ

Các toán tử trong JavaScript

Chia sẻ
Các toán tử trong JavaScript
Chia sẻ

Bất kỳ một ngôn ngữ lập trình nào cũng có các toán tử để phục vụ cho việc hoạt động của ứng dụng, JavaScipt cũng không ngoại lệ. Vậy những toán tử đó là những toán tử nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé 😉.

I. Giới thiệu

Toán tử là các dấu hay ký tự đặc biệt, dùng để thực hiện các phép tính của một biểu thức nào đó để cho ra kết quả cuối cùng.

II. Các loại toán tử

Trong JavaScript có các loại toán tử cơ bản cần phải ghi nhớ gồm:

  • Toán tử số học – Arithmetic Operators
  • Toán tử so sánh – Comparison Operators
  • Toán tử logic – Logical Operators
  • Toán tử gán – Assignment Operators
  • Toán tử ba ngôi – Conditional Operators

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu từng loại toán tử một nhé 😉.

1. Toán tử số học – Arithmectic Operators

Toán tử Mô tả
+ Cộng
Trừ
* Nhân
** Lũy thừa (ES6)
/ Phép chia
% Phép chia lấy phần dư
++ Tăng một giá trị
Giảm một giá trị

Cùng đi vào ví dụ cho dễ hiểu nhé 😁, phép + , -, * thì quá quen thuộc rồi nên mình không đề cập đến nó nhé 😆

Javascript

// Phép ++ và tương tự cho --
let a = 1, b = 1, c = 1, d = 1;
a++;
console.log(a); //--> a = 2
++b;
console.log(b); //--> b = 2

//Cần lưu ý vị trí đặt toán tử ++ và -- đấy nhé
console.log(c++); //--> c = 1
console.log(c); //--> c = 2
//---------------------------
console.log(++d); //--> d = 2

//Phép lũy thừa
let e = 2;
console.log(a**2); //--> 4

//Phép / và %
let f = 5;
console.log(f/2); //--> 2.5
console.log(f%2); //--> 1 | 0.5 ~ 1

Giải thích một chút nhé 😁, c++ bằng 1 là vì ta log c rồi mới tăng lên một, đó là ý nghĩa khi đặt toán tử ++ sau một biến, còn đối với ++d là tăng d lên 1 rồi mới log d do đó d = 2. Đây là ý nghĩa của việc đặt toán tử ++ trước một biến, tương tự với toán tử — nhé 😉.

f = 5f chia lấy dư cho 2 mà cho kết quả bằng 1 là do trong JavaScript tự động làm tròn số lên đó nha 😁.

2. Toán tử so sánh – Comparison Operators

Toán tử Mô tả
== So sánh bằng theo giá trị
=== So sánh bằng theo cả kiểu dữ liệu và giá trị
!= So sánh không bằng theo giá trị
!== So sánh không bằng theo cả kiểu dữ liệu và giá trị
> So sánh lớn hơn
So sánh bé hơn
>= So sánh lớn hơn hoặc bằng
= So sánh bé hơn hoặc bằng
? Toán tử ba ngôi

Javascript

let a = 1, b = '1';
a == b //--> true
a === b //--> false
a !== b //--> true
a != b //--> false

Giải thích nè 😁, a == b trả về true là vì về mặt giá trị ab đều bằng 1 nên a !=b trả về false luôn nè, tuy nhiên về mặt kiểu dữ liệu lại khác nhau (một thằng kiểu number một thằng kiểu string) do đó a === b trả về falsea !== btrue.

3. Toán tử logic – Logical Operators

Toán tử Mô tả
&& Toán tử và (còn được gọi là toán tử AND)
|| Toán tử hoặc (còn được gọi là toán tử OR)
! Toán tử phủ định

Javascript

let a = 5, b = 10;
(a != b) && (a < b); //--> true

(a > b) || (a == b); //--> false

(a < b) || (a == b); //--> true

!(a < b); //--> false

!(a > b); //--> true

Đối với toán tử && thì nếu toán hạn cả hai vế đều khác 0 thì sẽ trả về true còn ngược lại thì nó sẽ trả về false. Toán tử || thì khác, nếu một trong hai toán hạng khác 0 thì sẽ trả về true. Với toán tử ! là toán tử phủ định, (a < b) là đúng sẽ trả về true nhưng gặp toán tử ! thì phủ định của truefalse 😉.

4. Toán tử gán – Assignment Operators

Toán tử ví dụ Tương đương
= a = b a = b
+= a += b a = a + b
-= a -= b a = a – b
*= a *= b a = a * b
/= a /= b a = a / b
%= a %= b a = a % b
**= a **= b a = a**b

5. Toán tử ba ngôi – Conditional Operators

Toán tử 3 ngôi là một toán tử vô cùng hữu ích trong JavaScript, toán tử này giống  như là bản rút gọn của câu lệnh if-else

Toán tử Mô tả
?: Điều kiện ? giá trị 1 : giá trị 2

Đơn giản thôi, nếu điều kiện trước dấu ? trả về true thì sẽ trả về giá trị 1 còn false thì sẽ trả về giá trị 2

Javascript

let a = 1, b = 10;

a > b ? "a lớn hơn b" : "a nhỏ hơn b" //--> "a nhỏ hơn b"

Đơn giản phải không nào 😁

III. Tổng kết

Trên đây là 5 loại toán tử căn bản cần phải nắm rõ khi học ngôn ngữ lập trình JavaScript, ngoài 5 loại toán tử cơ bản trên vẫn còn 5 loại toán tử khác ít gặp và nâng cao hơn nhé, cuối series này mình sẽ giới thiệu sau nhé 🤪. Bài sau chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các câu lệnh điều khiển trong JavaScript nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc 😎.

Bài viết cùng chuyên mục
Tối ưu ứng dụng với cấu trúc dữ liệu cơ bản và bitwise
Công Nghệ

Tối ưu ứng dụng với cấu trúc dữ liệu cơ bản và bitwise

Trong bài viết này, 200Lab sẽ chia sẻ những trường hợp dễ...

Công Nghệ

So sánh Flutter vs React Native: Framework nào đáng học năm 2021

Điểm chung của Flutter, React Native đều là Cross-platform Mobile, build native...

HTTP/2 là gì? So sánh HTTP/2 và HTTP/1
Công Nghệ

HTTP/2 là gì? So sánh HTTP/2 và HTTP/1

Từ khi Internet ra đời, sự phát triển về các giao thức...

Upload File từ Frontend đến Backend mà rất nhiều bạn vẫn đang làm sai!!
Công Nghệ

Upload File từ Frontend đến Backend mà rất nhiều bạn vẫn đang làm sai!!

1. Client encode file (base64) rồi gởi về backend 200Lab đã từng...

Công Nghệ

React Native – Hướng dẫn làm việc với Polyline và Animated-Polyline trên Map

Vẽ đường đi trên bản đồ là một nghiệp vụ vô cùng...

Công Nghệ

Hybrid App và Native App: Những khác biệt to lớn

Bất cứ khi nào một công ty quyết định làm ứng dụng...

Web/System Architecture 101 – Kiến trúc web/hệ thống cơ bản cho người mới
Công Nghệ

Web/System Architecture 101 – Kiến trúc web/hệ thống cơ bản cho người mới

Đây là một kiến trúc cơ bản mà bất kì một người...

Công Nghệ

Tư duy kiến trúc thông qua các trò chơi mà rất nhiều bạn không biết

Tư duy kiến trúc là gì? Tư duy kiến trúc có thể...