Trang chủ Phật giáo Phật học Bùa chú không ngoài nhân quả
Phật học

Bùa chú không ngoài nhân quả

Chia sẻ
Bùa chú không ngoài nhân quả
Chia sẻ

Bản chất bùa chú là ý niệm sai khiến âm binh của người dùng bùa. Có người bị đánh bùa tự nhiên đưa hết tiền, vào cho người khác. Có người bị đánh bùa treo cổ tự vẫn. Có người bị đánh bùa tự nhiên yêu một cách mù quáng một người kém đạo đức. Có người bị đánh bùa xong học hết vô…

Nhưng, tại sao người này bùa đánh được, người kia bùa không đánh được? Vì nghiệp mỗi người mỗi khác. Không có nghiệp, bùa chú không rớ vào được, âm binh không đụng vô được.

Nên người Phật tử chân chính không sợ bùa chú, chỉ hết sức siêng năng tận tuỵ làm phước, yêu thương tử tế với con người, sống đạo nghĩa quân tử hiên ngang giữa đời; hết lòng thiết tha sám hối những tội lỗi ngày xưa, đời xưa, những tội lỗi mình biết, những tội lỗi mình không biết… Tội lỗi không biết thì sao mà sám hối? Thiết tha “xin Phật gia hộ cho con thấy lỗi để sám hối tiến tu”, Phật sẽ gia hộ cho thấy được tội lỗi đời này, đời xưa để mà rốt ráo sám hối.

Thắc mắc về bùa chú

Tuy nhiên, do hiểu bản chất của bùa chú là âm binh, mà âm binh cũng là những chúng sinh đói khổ trong cõi vô hình bị người dùng bùa lợi dụng, sai khiến. Nên bên cạnh tâm vô uý – không sợ hãi bùa chú, người Phật tử chân chính nên có cả tâm xót xa, thương cho những chúng sinh kém phước, vất vưởng lang thang đói khổ bị lợi dụng làm chuyện xấu để tội lỗi chất chồng lên tội lỗi…

Vì xót xa, yêu thương nên sẽ phát nguyện cúng thí thực đều đặn mỗi ngày ở nơi bàn ăn cao ráo trong sân vườn tách biệt khỏi nơi ở sinh hoạt của gia đình. Vật thực cúng vừa đủ với điều kiện kinh tế gia đình. Tụng những bài kinh thiêng rõ nghĩa, tác ý cầu siêu cho các hương linh… Mở pháp cho các hương linh nghe. Và quan trọng nhất là chính mình phải tưới tắm từng ý nghĩ, lời nói, hành động của mình trong Chánh Pháp để các hương linh đủ tin cậy, yêu thương mà rời bỏ đường tà, quay về nẻo Chánh, cùng mình tiến tu cho đến ngày đồng viên thành đạo quả.

Bài viết cùng chuyên mục
Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...

Nụ cười bất diệt
Phật học

Nụ cười bất diệt

Tại sao bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc...

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp
Phật học

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp

Xác định mục tiêu Đạo Phật nhấn mạnh việc thấu hiểu mục...

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo
Phật học

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo

Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học...

Kỳ quan nhân gian
Phật học

Kỳ quan nhân gian

Cảnh tượng hy hữu Hình ảnh hiếm thấy Quang cảnh uy hùng...

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu
Phật học

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu

Kết quả cao nhất là làm Phật trong hiện đời thì tôi...