Trang chủ Phật giáo Phật học Bố thí cúng dường, phước nhiều hay ít phụ thuộc vào điều gì?
Phật học

Bố thí cúng dường, phước nhiều hay ít phụ thuộc vào điều gì?

Chia sẻ
Bố thí cúng dường, phước nhiều hay ít phụ thuộc vào điều gì?
Chia sẻ

Thị Địa Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát, ư chư Bồ-tát thệ nguyện thâm trọng. Thế Tôn! Thị Địa Tạng Bồ-tát ư Diêm-phù-đề hữu đại nhân duyên. (Ðịa Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát đây so với chư Bồ-tát, thì thệ nguyện thâm trọng. Bạch Ðức Thế Tôn! Bồ-tát Ðịa Tạng đây có nhân duyên lớn với cõi Diêm-phù-đề.)

Lời này là của Kiên Lao địa thần nói ra, đây là vị ngài đã gặp. So với những Bồ-tát khác, Địa Tạng Bồ-tát càng đáng được địa thần kính phục, tại sao vậy?

Lời thệ nguyện của ngài sâu nặng, sau đó ngài có nói rõ. “Có đại nhân duyên với Diêm-phù-đề”, Kiên Lao là địa thần của Diêm-phù-đề, ngài biết Địa Tạng Bồ-tát có duyên phần đặc biệt đối với cõi này.

Chúng ta phải hiểu lời nói này, Địa Tạng Bồ-tát đối với địa phương nào cũng có duyên phần, duyên này tuyệt đối là bình đẳng, tuyệt đối không thiên lệch. Tại sao địa thần phải nói như vậy? Là nói cho chúng ta nghe. Trong phẩm Tựa chúng ta đã xem thấy Địa Tạng Bồ-tát phân thân trăm ngàn ức, ngài ở mười phương ba đời hết thảy cõi nước chư Phật độ những chúng sanh khổ nhất, tâm Bồ-tát là thanh tịnh, bình đẳng, từ bi, làm sao có thể thiên lệch được?

“Chí tâm mà bố thí” là nhân tố tạo nên quả phước

Lời này của Kiên Lao địa thần là ứng cơ mà nói, ngày nay chúng ta sống ở Diêm-phù-đề, hiện nay là chúng sanh cõi Diêm-phù-đề cho nên địa thần nói với chúng ta, Bồ-tát có đại nhân duyên với chúng ta, chúng ta cảm thấy rất thân thiết với ngài, dụng ý ở chỗ này. Thật ra mà nói, bắt đầu học Phật thì phải từ kinh Địa Tạng, phía trước có nói qua, địa là tâm địa, tạng là kho báu, học Phật trước hết phải khai mở kho báu trong tự tánh, hết thảy những lời dạy trong bộ kinh này đều là dạy chúng ta phương pháp khai mở kho báu trong tự tánh. Tự tánh có vô tận trí tuệ, đức năng, có vô tận phước báo, làm thế nào khai mở?

Trong kinh này đức Phật đều nói rõ ràng cho chúng ta, nói rất tường tận. Hiện nay, điều quan trọng chính là chúng ta có thể tin sâu không nghi hay không, có thể như giáo tu hành hay không? Nếu như có thể tin sâu không nghi, y giáo tu hành thì bạn sẽ được phước, trí tuệ sẽ khai mở, phước báo sẽ hiện tiền.

Vấn đề là chúng ta có đích thực tin không sâu, hiểu không đủ thấu triệt, cho nên không tận lực phụng hành, không chịu nỗ lực đi làm. Lợi ích chúng ta được phước rất mỏng, nhân tố đều ở chính mình, Phật không sai, pháp cũng không sai, cổ thánh tiên hiền cũng không sai. Họ rất từ bi, sợ chúng ta xem xong kinh này không hiểu nên mới làm chú giải tường tận, chú giải này chính là bố thí cúng dường. Khi chúng ta có khả năng, tốt lắm! Giảng giải bộ kinh này, chính mình cũng có thể viết chú giải. Nếu chính mình không có khả năng thì phải lấy chú giải của người xưa đem in ra, lưu thông cúng dường đại chúng. Phía trước trong kinh này có nói, người soạn chú giải này là người dẫn đầu, ngài phát khởi tu bố thí cúng dường, ngày nay chúng ta xem đến chú giải này, chúng ta hưởng ứng và cũng phát tâm in ra để lưu thông kết duyên. Còn quả báo thì người phát khởi làm Chuyển Luân Thánh Vương, chúng ta tùy hỷ thì làm tiểu quốc vương, quả báo không phải đã nói rất rõ ràng rồi hay sao?

Việc tu phước, có khả năng thì tự mình làm, còn không có khả năng thì khuyến hóa đại chúng cùng nhau làm, phước không uổng phí. Còn được phước nhiều hay ít là ở chỗ dụng tâm của bạn, nếu tâm bạn chân thành thì phước bạn được là phước thực sự, phước chân thật, tâm lượng của bạn rộng lớn thì phước báo bạn được cũng sẽ lớn.

Cho nên tu bố thí cúng dường, không phải nói người nào đó bỏ tiền nhiều thì họ sẽ được phước lớn, bỏ tiền ít thì được phước ít, không có đạo lý này. Nếu người bỏ tiền nhiều nhưng tâm của họ không chân thành, không tận tâm tận lực thì họ sẽ được phước báo nhỏ.

Còn người bỏ tiền rất ít, giống như hiện nay cuốn kinh này chúng ta in ra hình như là giá 70 đồng Đài Loan, cỡ hơn 3 đồng tiền Singapore, chưa tới 4 đồng. Họ chỉ in một cuốn, đây là người ra sức ít.

Nếu như tâm lượng của họ lớn, tu phước không vì chính mình, không vì nhà mình mà vì chúng sanh, vì Phật pháp, hy vọng thế gian này có thêm một cuốn sách lưu thông, phát tâm như vậy thì họ sẽ được quả báo lớn, tâm này rất thù thắng, rất khó được.

(Trích: Địa Tạng Bồ-Tát Bổn Nguyện Kinh, tập 39)

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...