Biểu đồ tăng trưởng của trẻ sinh non. Gợi ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ sinh non

0 Shares

Đảm bảo chế độ chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng hợp lý có thể giúp trẻ sinh non đạt được các tiêu chuẩn về cân nặng và chiều cao. Bài viết sau đây của Sao tử vi sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về quá trình tăng trưởng ở trẻ sinh non.

Cân nặng của trẻ sinh non

Cân nặng trung bình ở những đứa trẻ sơ sinh bình thường là 3,17kg. Tuy nhiên, với những đứa trẻ sinh non, cân nặng trung bình của chúng sẽ chỉ khoảng 2,26kg, hoặc thậm chí có thể ít hơn. Mức cân nặng chính xác sẽ phụ thuộc vào thời gian ra đời của trẻ, chẳng hạn, trẻ sinh sau tuần thứ 28 của thai kỳ có thể nặng 1kg.

Cân nặng trung bình của một đứa trẻ sinh non khoảng 2,26kg. Nguồn từ Verrywell Family

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần biết rằng, khi sinh ra, không phải em bé nào nhẹ cân cũng là sinh non. Những đứa trẻ nhẹ cân do chậm phát triển trong tử cung được gọi là trẻ “nhỏ so với tuổi thai kỳ”.

Sự tăng trưởng cân nặng, chiều cao và chu vi vòng đầu ở trẻ sinh non

Cân nặng, chiều cao và chu vi vòng đầu của mỗi trẻ sinh non sẽ khác nhau tùy thuộc vào tuổi thai và sức khỏe tổng thể của trẻ sau sinh.

  • Thời điểm lý tưởng nhất để đưa trẻ sinh non vào phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh (NICU) là lúc chúng bắt đầu tăng cân trong vòng vài ngày sau khi sinh.
  • Sự tăng trưởng cân nặng có thể có sự khác biệt đáng kể giữa các bé. Trẻ sinh sau tuần thứ 24 của thai kỳ chỉ có thể tăng 5gam/ngày, trong khi đó, những bé sinh ở tuần thứ 33 có thể tăng tới 30 gam mỗi ngày.
  • Mức tăng cân tiêu chuẩn ở trẻ sinh ra với cân nặng lớn hơn 2kg là 20-30 gam mỗi ngày.
  • Một đứa trẻ sinh non phát triển khỏe mạnh là đứa trẻ có thể cho thấy sự cải thiện đáng kể về chu vi vòng đầu, sau đó là cân nặng và chiều cao.

Trẻ sinh non phát triển khỏe mạnh sẽ cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt về cân nặng, chiều cao và chu vi vòng đầu. Nguồn từ Raising Children Network

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ sinh non

Biểu đồ tăng trưởng Fenton là biểu đồ được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá các mốc phát triển của trẻ sinh non. Biểu đồ này được tạo ra vào năm 2003 và được sửa đổi vào năm 2013 để phù hợp với các tiêu chuẩn mới do WHO đề xuất bởi tiến sĩ Tannis Fenton.

Biểu đồ tăng trưởng cân nặng, chiều cao và chu vi vòng đầu của bé gái sinh non

Tuổi thai

Trọng lượng (kg)

Chiều cao (cm)

Chu vi vòng đầu (cm)

24

0,6kg

30cm

21,1cm

26

0,8kg

33cm

23cm

28

1kg

35,6cm

25cm

30

1,3kg

38,5cm

27cm

32

1,7kg

41,1cm

29cm

34

2,1kg

44cm

30,5cm

36

2,6kg

46,5cm

32,1cm

38

3,1kg

48,5cm

33,5cm

40

3,4kg

50,5cm

34,9cm

Không phải trẻ sinh non nào cũng có tốc độ phát triển giống nhau. Nguồn từ Bangkok Hospital

Biểu đồ tăng trưởng cân nặng, chiều cao và chu vi vòng đầu của bé trai sinh non

Tuổi thai

Trọng lượng (kg)

Chiều cao (cm)

Chu vi vòng đầu (cm)

24

0,65kg

31cm

22cm

26

0,83kg

34cm

23,5cm

28

1,1kg

36,5cm

25,8cm

30

1,4kg

39cm

27,5cm

32

1,8kg

42cm

29,5cm

34

2,25kg

44,9cm

31cm

36

2,7kg

47cm

32,8cm

38

3,2kg

49,5cm

34cm

40

3,6kg

51cm

35cm

Nguồn: Trang web về biểu đồ tăng trưởng sinh non Fenton, Đại học Calgary

Không phải tất cả trẻ sinh non đều phát triển theo cùng một tốc độ bởi sự tăng trưởng ở giai đoạn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá trẻ sinh non định kỳ trong NICU.

Dinh dưỡng cho trẻ sinh non

Các bác sĩ trong NICU sẽ xác định lượng thức ăn cho trẻ sinh non sau khi xem xét tuổi thai và tình trạng sức khỏe tổng thể của trẻ. Dưới đây là một số nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ sinh non:

  • Truyền dịch qua đường tĩnh mạch: Trẻ sinh non sớm sẽ không thể bú mẹ và phải truyền các chất dinh dưỡng và các chất lỏng khác qua đường tĩnh mạch. Dung dịch tiêm tĩnh mạch sẽ là hỗn hợp của tất cả các hợp chất mà em bé cần để phát triển.
  • Sữa công thức hoặc sữa mẹ được truyền qua đường ống bú: Khi hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hơn, bé có thể nhận sữa mẹ hoặc sữa công thức trực tiếp vào dạ dày thông qua một ống vô trùng đi qua mũi hoặc miệng. Hình thức cung cấp dinh dưỡng này được gọi là cho ăn qua ống thông mũi dạ dày.

      Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng, số lượng của thức ăn. Nếu mẹ có đủ sữa cho con bú thì có thể vắt sữa và sau đó sữa sẽ được truyền cho bé thông qua ống. Số lượng sữa mẹ và sữa công thức có thể tăng dần tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Trẻ sinh non muộn (đạt 34-37 tuần tuổi) vẫn có khả năng bú mẹ. Nguồn từ Raising Children Network

  • Cho trẻ bú sữa mẹ: Trong trường hợp trẻ sinh non muộn (đạt 34-37 tuần tuổi), trẻ có thể bú mẹ. Tuy nhiên, cả bé lẫn mẹ có thể sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn đầu. Mặc dù vậy, một khi trẻ đã biết cách ngậm ti mẹ, quá trình này có thể diễn ra dễ dàng hơn như cho trẻ sinh đủ tháng bú.

        Nếu bé gặp khó khăn trong việc ngậm ti, mẹ có thể vắt sữa và cho bé bú bình sữa. Khi sinh non, sữa mẹ sẽ có nhiều protein, chất khoáng và chất béo hơn giúp trẻ có thể tiêu hóa một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, bú sữa mẹ cũng giúp làm bé giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường ruột.

  • Bổ sung thêm sữa công thức: Sữa mẹ có thể không cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để trẻ sinh non phát triển một cách tốt nhất. Khi sinh non, trẻ có nhu cầu tiêu thụ calo nhiều hơn bình thường, khoảng 120 kcal/kg. Do đó, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ uống thêm sữa công thức để bổ sung thêm dinh dưỡng cũng như các loại vitamin và khoáng chất cần thiết tạo điều kiện cho trẻ phát triển khỏe mạnh.

Bài viết liên quan: Có nên dùng sữa non cho trẻ sinh non không?

Các câu hỏi thường gặp

Sinh non là gì?

Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, trẻ sinh non là những đứa trẻ được sinh trước tuần thứ 37 được tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối. Những đứa trẻ sinh ra trước tuần tuổi thứ 32 được gọi là sinh rất non, trước 25 tuần tuổi được gọi là sinh cực non.

Tại sao xảy ra tình trạng sinh non?

Sinh non có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trẻ có thể được mổ lấy thai sớm vì các lý do liên quan đến sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi. Bên cạnh đó, đa thai, nhiễm trùng trước khi sinh và các bệnh mãn tính như tăng huyết áp và tiểu đường cũng có thể dẫn đến sinh non. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp sinh non mà không rõ nguyên nhân.

Những yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ sinh non?

Tiền sử sinh non của cá nhân hoặc gia đình có thể làm tăng khả năng sinh non. Cũng có nhiều trường hợp sinh non xảy ra ở phụ nữ dưới 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi và cả ở những người Mỹ gốc Phi. Thiếu cân và hút thuốc trong thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ sinh non.

Sinh non ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của trẻ?

Sinh non là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi ở hầu hết các quốc gia. Trong khi một số trẻ sinh non có thể phát triển bình thường như trẻ sinh đủ tháng mà không gặp vấn đề gì đáng kể, một số trẻ khác có thể mắc phải một số loại khuyết tật khác nhau.

Làm cách nào để giảm thiểu nguy cơ sinh non?

Tính đến thời điểm hiện tại, không có phương pháp nào đủ chắc chắn để có thể ngăn ngừa khả năng sinh non. Mặc dù vậy, nếu mẹ bầu ăn uống lành mạnh, được chăm sóc đầy đủ trước khi sinh, tránh sử dụng rượu, thuốc lá, các loại thuốc kháng sinh thì nguy cơ sinh non cũng được giảm thiểu đáng kể. 

Bên cạnh đó, các lần mang thai cũng cần cách nhau tối thiểu 18 tháng để hạn chế tối đa trường hợp sinh non.

Lan Anh tổng hợp từ Momjunction

[source click=”1″] [nguon]Preemie Milestones; American Academy of Pediatrics[/nguon] [nguon]Caring for a Premature Baby: What Parents Need to Know; American Academy of Pediatrics/nguon] [nguon]Neonatal weight gain and nutrition; U.S. National Library of Medicine[/nguon]

[nguon]NICU Family Information Packet; Agency for Healthcare Research and Quality[/nguon] [nguon]Fenton and Kim, A systematic review and meta-analysis to revise the Fenton growth chart for preterm infants; National Center for Biotechnology Information[/nguon] [nguon]Growth chart; U.S. National Library of Medicine[/nguon]

[nguon]Fenton Preterm Growth Charts; University of Calgary[/nguon] [nguon]Providing Breastmilk for Premature and Ill Newborns; American Academy of Pediatrics[/nguon] [nguon]Care of the Premature Infant: Part I. Monitoring Growth and Development; American Academy of Family Physicians[/nguon] [/source]